tR

 

Lý thuyết Tiếng Việt 7

Thành ngữ
4. Phân biệt thành ngữ, tục ngữ và ca dao như thế nào?

 

Đều đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt.

1. Phân biệt Thành ngữ với Tục ngữ và Ca dao

- Điểm giống:

+ Đều đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt.

+ Đều có thành phần cấu tạo là từ, có thể là từ đơn, từ ghép hoặc là từ phức

+ Đều chưa dựng cũng như phản ánh các tri thức, kiến thức của nhân dân về những hiện tượng, sự vật tồn tại của thế giới khách quan

- Điểm khác:

 

Thành ngữ

Tục ngữ

Ca dao

Khái niệm

Là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó

Là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân

Là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến ái khi hát

Hình thức

Là các cụm từ cố định

Là một câu ngắn gọn và có hoàn chỉnh về cấu tạo ngữ pháp

Là những câu thơ có vần điệu, trữ tình

Nội dung

- Chưa diễn đạt được một ý trọn vẹn mà chỉ đang đề cập đến như một khái niệm.

Diễn đạt được một ý, nội dung trọn vẹn hoàn chỉnh.

 

Thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác như: quan hệ gia đình, các quan hệ phức tạp khác trong xã hội.

Sử dụng

Thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học cho nên thường dùng làm thành phần để tạo câu hoặc chèn thêm vào trong các câu nói. 

Thuộc lĩnh vực văn học và được dùng một cách độc lập.

Sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt

 

2. Ví dụ minh họa

Thể loại

Ví dụ

Thành ngữ

“Mẹ tròn con vuông”

“Nhanh như chớp”

“Lên thác xuống ghềnh”

“Chân cứng đá mềm” …

Tục ngữ

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

“Uống nước nhớ nguồn.”

“Tấc đất tấc vàng.”

“Người sống đống vàng” 

Ca dao

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”




0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top