tR

Khoa học tự nhiên 7

 

Lý thuyết Tiếng Việt 7

So sánh
2. Mô hình cấu tạo so sánh

 

Thông thường mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có: vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ ngữ chỉ ý so sánh

1. Mô hình cấu tạo So sánh

Thông thường mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có:

- Vế A (nêu tên sự vật sự việc được so sánh)

- Vế B (nêu tên sự vật sự việc dùng để so sánh với sự vật sự việc được so sánh ở vế A).

- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

- Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh).

2. Ví dụ minh họa

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”!

(Ca dao)

Trong đoạn ca dao trên thì vế A là công cha, nghĩa mẹ được so sánh với vế B là núi ngất trời, nước ở ngoài biển Đông bằng từ so sánh như. Công cha nghĩa mẹ đều có sự tương đồng với núi ngất trời và nước ở ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn cho thấy ý nghĩa của cha mẹ là to lớn.

Câu 1 Thông thường mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có:

  • Vế A (Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
  • Vế B (Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc được so sánh ở vế A
  • Từ ngữ chỉ phương diện so sánh và Từ ngữ chỉ ý so sánh
  • Tất cả đáp án trên

Thông thường mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có:
- Vế A (Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
v - Vế B (Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc được so sánh ở vế A
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
- Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh).

Câu 2 Xác định vế A – vế B trong đoạn thơ sau:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

  • Cày đồng – mồ hôi
  • Mồ hôi – mưa ruộng cày
  • Cày đồng – mưa ruộng cày
  • Mồ hôi – buổi ban trưa

Vế A là Mồ hôi, vế B là mưa ruộng cày. Từ so sáng là như. Mồ hôi rơi nhiều như mưa ngoài rộng cho thấy sự vất vả của việc làm ruộng.

Câu 3 Xác định vế A – vế B trong đoạn văn sau:
“Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”

  • Tre – con người
  • Mọc thẳng – không chịu khuất
  • Con người – tre
  • Không chịu khuất – mọc thẳng

Ở câu này, vế B được đảo lên trước vế A => Vế A là “con người”, vế B là “tre”



0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top