tR

Khoa học tự nhiên 7

 

Lý thuyết Tiếng Việt 7

Ẩn dụ
3. Phân biệt Ẩn dụ và Hoán dụ như thế nào?

 

Ẩn dụ dựa vào quan hệ tương đồng còn hoán dụ dựa vào quan hệ tương cận

1. So sánh Ẩn dụ với Hoán dụ

 

Ẩn dụ

Hoán dụ

Điểm giống

– Đây đều là biện pháp tu từ gọi một sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

– Việc sử dụng ẩn dụ và hoán dụ trong văn, thơ,… đều với mục đích giúp tăng sức biểu cảm, diễn đạt cho người đọc.

– Đều sử dụng sự liên tưởng.

Điểm khác

- Dựa vào quan hệ tương đồng, cụ thể về tương đồng như là về: hình thức, cách để thực hiện, phẩm chất, cảm giác

- Dựa vào quan hệ tương cận và cụ thể như: cái bộ phận và cái toàn thể, vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật và sự vật, cái cụ thể và cái trừu tượng.


2. Ví dụ minh họa

Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B.  Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.

Thuyền về có nhớ bến chăng?

=> Như vậy, thuyền và bến trên thực tế không liên quan đến con người, nhưng dựa vào đặc tính giống nhau ta thấy được hình ảnh ẩn dụ.

    + thuyền - người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại - di động)

    + bến - người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định)

=> Giống phép so sánh ngầm.

- Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận (gần gũi) giữa các đối tượng, tức là hình ảnh A và B có liên quan đến nhau. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề.

Ví dụ:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

=> Áo chàm là chiếc áo của người dân vùng Việt Bắc thường mặc hàng ngày, vì vậy khiến ta liên tưởng đến đồng bào sinh sống ở Việt Bắc

Câu 1 Ẩn dụ khác với hoán dụ ở điểm nào?

  • Dựa vào quan hệ tương cận
  • Dựa vào quan hệ tương đồng
  • Dựa vào quan hệ đối lập
  • Dựa vào quan hệ độc lập

Ẩn dụ khác với hoán dụ ở chỗ ẩn dụ dựa vào quan hệ tương đồng

Câu 2 Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ?

  • Bác vẫn ngồi đinh ninh
  • Bóng Bác cao lồng lộng
  • Người cha mái tóc bạc
  • Chú cứ việc ngủ ngon

“Người cha mái tóc bạc” sử dụng phép ẩn dụ

Câu 3 Hình ảnh mặt trời nào được dùng theo lối ẩn dụ?

  • Mặt trời mọc ở đằng đông
  • Thấy anh như thấy mặt trời / Chói chang khó nói, trao lời khó trao
  • Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
  • Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh

Hình ảnh mặt trời trong câu “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” được dùng theo lối nói ẩn dụ

Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top