tR

Khoa học tự nhiên 7

 

Lý thuyết Tiếng Việt 7

Ẩn dụ
1. Ẩn dụ là gì?

 

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắc đến qua việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau.

1. Ẩn dụ là gì?

    Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắc đến qua việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau.

    Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong rất nhiều câu ca dao – tục ngữ hay trong thơ văn,…

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1:

Gặp đây mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!

Phép ẩn dụ trong câu ca dao trên là đôi nam nữ tỏ tình nhau nhưng lại không nói tên thật mà mượn hai cái tên là “mận, đào” để hỏi về “vườn hồng” có nghĩa là hỏi cô gái đã có người yêu chưa.

Ví dụ 2: Thuyền về có nhớ bến chăng – Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Phép ẩn dụ sử dụng hai từ “thuyền, bến” để bày tỏ nỗi niềm của cô gái luôn đợi chờ người yêu của mình.

Ví dụ 3: Nước non lận đận một mình – Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.

Phép ẩn dụ để ví thân cò như người nông dân cả ngày lao động vất vả kiếm miếng ăn.

Ví dụ 4: Tiếc thay một đóa trà mi. Con ong đã tỏ đường đi lối về. Sử dụng đóa hoa trà mi để so sánh với thân phận nàng Kiều.

Câu 1 Ẩn dụ là gì?

  • Là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  • Là gọi tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó
  • Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó
  • Là dùng tên gọi của sự vật/ hiện tượng này bằng tên của sự vật/ hiện tượng khác có nét tương đồng

Câu 2 Xác định biện pháp tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

  • Mặt trời 1
  • Mặt trời 2
  • Lăng
  • Đỏ

Câu 3 Xác định biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau? “Thuyển về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền?

  • Thuyền
  • Dạ
  • Đợi
  • Bến

Bến được lấy làm ẩn dụ để lâm thời biểu thị người có tấm lòng thuỷ chung chờ đợi, bởi những hình ảnh cây đa, bến nước thường gắn với những gì không thay đổi là đặc điểm quen thuộc ở những con người có tấm lòng chung thuỷ

Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top