tR

Khoa học tự nhiên 7

 

Lý thuyết Tiếng Việt 7

Nói giảm, nói tránh
Khái niệm nói giảm nói tránh

 Nói giảm nói tránh là cách diễn đạt tế nhị để tránh gây cảm giác quá đau buồn hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.

1. Khái niệm Nói giảm nói tránh      

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Chúng ta thường dùng từ “tử thi” thay cho từ “xác chết” hoặc muốn nói lịch sự chúng ta không dùng từ “già” mà dùng từ “có tuổi”,…

Ví dụ 2: Trong các bài thơ, đoạn văn, ta thường gặp biện pháp tu từ này như: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.”

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Từ “bầu sữa” được dùng để thay thế cho một từ vốn chỉ một bộ phận cơ thể của người người phụ nữ, giữ chức năng sản sinh ra sữa nuôi con.

Câu 1Nói giảm, nói tránh là gì?

  • Là phóng đại quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả
  • Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
  • Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó.
  • Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự

Câu 2 Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?

  • Đều không đi thẳng vào vấn đề mà làm giảm đi tiêu cực
  • Đều phóng đại hay khoa trương một sự việc
  • Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng
  • Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra

Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh và nói quá là đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra.

Câu 3 Xác định biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong đoạn thơ sau:
“Mười, hai mươi năm
Anh không về nữa
Anh vẫn một mình
Trường Sơn núi cũ”

  • một mình
  • núi cũ
  • hai mươi năm
  • không về

Từ “không về” là cách nói giảm nói tránh cho việc người lính đã hi sinh, bỏ mạng trên chiến trường

Câu 1Nói giảm, nói tránh là gì?

  • Là phóng đại quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả
  • Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
  • Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó.
  • Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự

Câu 2 Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?

  • Đều không đi thẳng vào vấn đề mà làm giảm đi tiêu cực
  • Đều phóng đại hay khoa trương một sự việc
  • Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng
  • Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra

Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh và nói quá là đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra.

Câu 3 Xác định biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong đoạn thơ sau:
“Mười, hai mươi năm
Anh không về nữa
Anh vẫn một mình
Trường Sơn núi cũ”

  • một mình
  • núi cũ
  • hai mươi năm
  • không về

Từ “không về” là cách nói giảm nói tránh cho việc người lính đã hi sinh, bỏ mạng trên chiến trường



0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top