Tục ngữ
1. Tục ngữ là gì?
Tục ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu, đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.
Tục ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu, đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.
2. Ví dụ minh họaMột số câu tục ngữ được nhân dân sử dụng phổ biến gồm có:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Uống nước nhớ nguồn.
Tấc đất tấc vàng.
Người sống đống vàng.
Câu 1 Nhận xét nào sau đây không đúng với tục ngữ?
- Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian
- Tục ngữ là một câu nói ngắn gọn ổn định có nhịp điệu hình ảnh
- Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm dân gian về mọi mặt
- Tục ngữ là những câu nói giãi bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân
Tục ngữ không phải là những câu nói giãi bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân
Câu 2 Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
- Khoai đất lạ, mạ đất quen
- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
- Một nắng hai sương
- Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân
Câu “Một nắng hai sương” không phải là tục ngữ
Câu 3 Em hiểu câu tục ngữ " Tất đất tất vàng" như thế nào?
- Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai.
- Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng.
- Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.
- Cả ba ý trên
Phương pháp giải
Dựa vào khái niệm tục ngữ và xác định nghĩa của câu tục ngữ
Lời giải
Câu tục ngữ “tấc đất tấc vàng” có ý nghĩa:
- Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai.
- Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng.
- Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.
0 Comments:
Đăng nhận xét