tR

 

Lý thuyết Tiếng Việt 7

Dấu gạch ngang
2. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

 

Dấu gạch ngang và dấu gạch nối cùng được viết theo chiều ngang nhưng dấu gạch ngang là dấu câu còn dấu gạch nối thì không.

Phân biệt Dấu gạch ngang với Dấu gạch nối

 

Dấu gạch ngang

Dấu gạch nối

Điểm giống

Cùng được viết theo chiều ngang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điểm khác

Là dấu câu của tiếng Việt.

Không phải là dấu câu.

Được dùng để:      

- Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;

- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;

- Nối các từ nằm trong một liên danh.

Chỉ được dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

Dấu gạch ngang dài hơn dấu gạch nối

Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang

Ví dụ: Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối – thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và làm đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.

(Đoàn Giỏi)

Ví dụ: Nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh sau khi thăm động Phong Nha về đã phát biểu: Với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động ở tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới.

Câu 1 Xác định công dụng của dấu gạch ngang trong câu dưới đây:
Chỉ có anh lính dòng An Nam, bông súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên mắt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó – rằng có thay đổi ngọn râu mép của người tử tù nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay, và cái đó diễn ra chỉ có một lần thôi.
(Nguyễn Ái Quốc)

  • Đặt ở đầu dòng để đánh dấu những thành phần liệt kê (các gạch đầu dòng).
  • Đặt giữa câu để chỉ ranh giới của thành phần chú thích trong câu.
  • Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng để chỉ một liên danh.
  • Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số.

Công dụng: Đánh dấu bộ phận chú thích.

Câu 2 Xác định công dụng của dấu gạch ngang trong câu dưới đây:
Tàu Hà Nội - Vinh khởi hành lúc 21 giờ.

  • Đặt giữa câu để chỉ ranh giới của thành phần chú thích trong câu.
  • Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng để chỉ một liên danh.
  • Đặt ở đầu dòng để đánh dấu những thành phần liệt kê (các gạch đầu dòng).
  • Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số.

Công dụng: Đánh dấu một liên danh

Câu 3 Xác định câu có sử dụng dấu gạch nối trong các câu dưới đây:

  • Cả năm lần Thị Kính kêu oan – bốn lần với mẹ chồng, một lần với chồng – đều không được giải oan, thậm chí oan càng dày thêm
  • Thiện Sĩ – con của Sùng ông, Sùng bà kết hôn cùng Thị Kính – con gái Mãng ông.
  • . Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường cùng An-dát và Lo-ren...
  • . Chưa bao giờ lại có cuộc họp mặt đông đủ đến thế, đại diện học sinh ở khắp cả ba miền Bắc – Trung – Nam đều về dự họp

Câu “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường cùng An-dát và Lo-ren...” sử dụng đấu gạch nối

Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top