tR

 

Lý thuyết Tiếng Việt 7

Phó từ
3. Phó từ có ý nghĩa như thế nào?

 

Phó từ gồm hai loại: Phó từ đứng trước động từ, tính từ và phó từ đứng sau động từ tính từ.

1. Phân loại

Phó từ gồm hai loại lớn: Phó từ đứng trước động từ, tính từ và phó từ đứng sau động từ tính từ.

a. Phó từ đứng trước tính từ và động từ

Dùng để giải thích rõ trạng thái, đặc điểm, hành động… của động từ hoặc tính từ mà nó đi kèm.

    - Phó từ chỉ quan hệ thời gian.

    - Phó từ chỉ mức độ.

    - Phó từ chỉ sự tiếp diễn.

    - Phó từ chỉ sự phủ định.

    - Phó từ cầu khiến.

b. Phó từ đứng sau tính từ và động từ

Dùng để bổ sung thêm các nét nghĩa mới cho động từ, tính từ mà nó đi kèm.

    - Phó từ chỉ mức độ.

    - Phó từ chỉ khả năng.

    - Phó từ chỉ kết quả.

2. Ví dụ minh họa

    - Phó từ chỉ quan hệ thời gian. Ví dụ như: đã, từng, sắp, sẽ…

    - Phó từ chỉ mức độ. Ví dụ như: quá, khá, hơi…

    - Phó từ chỉ sự tiếp diễn. Ví dụ như: cũng, vẫn, thường…

    - Phó từ chỉ sự phủ định. Ví dụ như: chưa, chẳng, không…

    - Phó từ cầu khiến. Ví dụ như: đừng, thôi, hãy, chớ…

    - Phó từ chỉ mức độ. Ví dụ như: quá, rất, lắm…

    - Phó từ chỉ khả năng. Ví dụ như: được, có lẽ, có thể…

    - Phó từ chỉ kết quả. Ví dụ: mất, đi, ra…

Câu 1 Ý nghĩa của phó từ trong câu sau là gì? “Đêm khuya cháu vẫn cứ thổn thức không sao ngủ được”

  • Chỉ sự phủ định
  • Chỉ kết quả
  • Chỉ mức độ
  • Chỉ sự tiếp diễn

Phó từ vẫn trong câu có ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn

Câu 2 Ý nghĩa của phó từ trong câu sau là gì? “Cô ấy đã đi đến nhiều nơi danh lam thắng cảnh”

  • Chỉ sự phủ định
  • Chỉ sự tiếp diễn
  • Chỉ quan hệ thời gian
  • Chỉ kết quả

Câu 3 Ý nghĩa của phó từ trong câu sau là gì? “Ông ấy có tầm nhìn thật lỗi lạc”

  • Chỉ sự tiếp diễn
  • Chỉ kết quả
  • Chỉ mức độ
  • Chỉ quan hệ thời gian

Phó từ thật trong câu có ý nghĩa chỉ mức độ

Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top