Bài 5 Phong trào cải cách tôn giáo
Câu 1: Sự kiện nào đã làm bùng lên Phong trào cải cách tôn giáo?
- Giáo hội Thiên Chúa cho phép tự do bán “thẻ miễn tội”
- Giáo hội Thiên Chúa cho phép nhập cư
- Giáo hội Thiên Chúa cho phép ngoại giao
- Giáo hội Thiên Chúa cho phép phát triển du lịch
Câu 2: Cơ sở tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến châu Âu là gì?
- Giáo lý đạo Kitô
- Giáo lý đạo Phật
- Giáo lý đạo Hồi
- Giáo lý đạo Bà la môn
Câu 3: Các nhà cải cách tôn giáo chủ trương xây dựng một Giáo hội Thiên Chúa giáo như thế nào?
- thu được nhiều lợi nhuận hơn
- đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian hơn
- tiết kiệm chi phí hơn
- tối giản nhất mọi cơ cấu tổ chức
Câu 4: Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?
- Đạo Hồi.
- Đạo Tin Lành.
- Đạo Do Thái.
- Đạo Kito
Câu 5: Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được coi như một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?
- Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó.
- Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.
- Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
- Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Câu 6: Trong phong trào Cải cách tôn giáo, M. Lu-thơ chủ trương làm gì?
- Kịch liệt lên án những hành vi tham lam của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của Giáo hội.
- Đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái.
- Đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.
- Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 7: Bản chất của phong trào cải cách tôn giáo và Văn hoá Phục hưng là gì?
- Cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản
- Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản
- Cuộc đấu tranh tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội
- Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn
Câu 8: "Thẻ miễn tội" có nghĩa là gì?
- con người muốn làm gì cũng được tùy ý
- con người có quyền thống trị đất nước
- xóa bỏ mọi "tội lỗi" cho con người
- con người không cần phải lao động
Câu 9: Các nhà cải cách tôn giáo phủ nhận vai trò của ai?
- mọi công dân
- nô lệ
- Giáo hội, Giáo hoàng
- tư sản và vô sản
Câu 10: Đâu là tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu?
- Phân chia thành hai phái: Cực giáo (Thiên Chúa giáo) và Tân giáo (Tin lành, Anh giáo, ...)
- Bùng nổ chiến tranh nông dân ở Đức (1524)
- Các thành phố theo tôn giáo cải cách kinh tế phát triển hơn thành phố theo Công giáo
- Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 11: Những đại diện tiêu biểu trong phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu là
- Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh.
- Lê-ô-na đờ Vanh-xi và Mi-ken-lăng-giơ.
- Ga-li-lê và Cô-péc-ních.
- Pi-e Giôn-sát và Xéc-van-téc.
Câu 12: Sau Cải cách tôn giáo, Thiên Chúa giáo phân chia thành mấy giáo phái?
- 2 giáo phái.
- 3 giáo phái.
- 4 giáo phái.
- 5 giáo phái.
Câu 13: Cải cách tôn giáo đã làm bùng lên cuộc đấu tranh rộng lớn ở
- Mĩ.
- Đức.
- Hà Lan.
- Tây Ban Nh
Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung của phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu trong các thế kỉ XVI - XVII?
- Đòi bãi bỏ các lễ nghi phiền toái.
- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo.
- Phê phán những hành vi không chuẩn mực của giáo hoàng.
- Bảo vệ các giáo lý và các lễ nghi của Giáo hội Thiên Chúa giáo.
Câu 15: Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu là
- Chiến tranh nông dân Áo.
- Chiến tranh nông dân Đức.
- Chiến tranh nông dân Pháp.
- Chiến tranh nông dân Thụy Sĩ.
Câu 16: Trên cơ sở tư tưởng của Mác-tin Lu-tơ và Giăng Can-vanh, tôn giáo nào đã ra đời?
- Hồi giáo.
- Đạo Tin Lành.
- Ấn Độ giáo.
- Phật giáo.
Câu 17: Phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu đã
- khiến Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái.
- đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến chuyên chế.
- thủ tiêu triệt để các giáo lý, lễ nghi của Thiên chúa giáo.
- thúc đẩy sự bùng nổ của phong trào văn hóa Phục hưng.
Câu 18: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng?
- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Kitô, đã phá đảo trật tự xã hội phong kiến.
- Đề cao giá trị chân chính của con người.
- Đề cao quyền độc lập của các dân tộc.
- Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.
Câu 19: Phong trào cải cách tôn giáo có tác động như thế nào đến đạo Ki -tô.
- Làm sụp đổ hoàn toàn đạo Ki -tô.
- Dẫn đến sự phân hóa thành hai giáo phái là Cựu Giáo và Tân Giáo.
- Củng cố nền thống trị cho đạo Ki -tô đối với xã hội.
- Không có tác động gì đến đạo Ki -tô.
Câu 20: Nhà thiên văn học nào lần đầu tiên đưa ra được thuyết nhật tâm thay cho thuyết địa tâm của giáo hội Ki -tô?
- Ga-li-lê
- Bru- nô
- N.Cô- péc- ních
- Kê- plơ
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn
0 Comments:
Đăng nhận xét