tR

Trắc nghiệm Lịch sử 7
Tên Bài … (2/3)

Câu 1: Nhà Lý được thành lập năm bao nhiêu?

  • 1008
  • 1009
  • 1010
  • 1011

Câu 2: Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm bao nhiêu?

  • Năm 1010.
  • Năm 1045.
  • Năm 1054.
  • Năm 1075.

Câu 3: Bộ luật thành văn đầu tiên củ nước ta là:

  • Hình thư
  • Gia Long
  • Hồng Đức
  • Cả 3 đều sai

Câu 4: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?

  • Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
  • Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
  • Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
  • Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Câu 5: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

  • Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
  • Trâu, bò là động vật quý hiếm.
  • Trâu, bò là động vật linh thiêng.
  • Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Câu 6: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng?

  • Hòa hảo thân thiện.
  • Đoàn kết tránh xung đột
  • Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
  • Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.

Câu 7: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên viễn?

  • Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi.
  • Gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi.
  • Cho các từ trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
  • Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

Câu 8: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?

  • Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
  • Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.
  • Giảm bớt ngân qũy chi cho quốc phòng.
  • Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.

Câu 9: Cấm quân là:

  • quân phòng vệ biên giới.
  • quân phòng vệ các lộ.
  • quân phòng vệ các phủ.
  • quân bảo vệ Vua và Kinh thành.

Câu 10: Kinh thành Thăng Long được bao vây bởi một vòng thành ngoài cùng được gọi là:

  • Cấm thành
  • La thành
  • Hoàng thành
  • Vi thành

Câu 11: Quân đội của nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận nào?  

  • dân binh, công binh.
  • cấm quân, quân địa phương.
  • cấm quân, công binh.
  • dân binh, ngoại binh.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lý?  

  • Cung điện được xây dựng nguy nga, tráng lệ.
  • Dân cư tập trung đông đúc phía ngoài hoàng thành.
  • Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển.
  • Các thương nhân châu Âu đến buôn bán và lập thương điếm.

Câu 13: Đơn vị hành chính địa phương lớn nhất dưới thời Lý là  

  • Lộ
  • Đạo
  • Phủ
  • Châu

Câu 14: Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long không xuất phát từ lý do nào sau đây?  

  • Đất nước đã hòa bình, ổn định cần có điều kiện thuận lợi để phát triển
  • Vua Lý không muốn đóng đô ở Hoa Lư vì đó là kinh đô của nhà Đinh- Tiền Lê
  • Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
  • Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.

Câu 15: Nhận xét nào sau đây chính xác khi đánh giá về tổ chức nhà nước thời Lý so với các thời kì trước?  

  • Còn đơn giản, sơ khai, quyền lực của nhà vua bị hạn chế.
  • Chính quyền quân chủ chuyên chế tập trung quyền lực đến đỉnh cao.
  • C.Chính quyền quân chủ, khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân rất lớn.
  • Tiếp tục được hoàn thiện nhưng quyền lực của nhà vua vẫn còn bị hạn chế.

Câu 16: Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì?

  • Tiến đánh các nước Liêu – Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt.
  • Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước.
  • Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt.
  • Gây hấn ở biên giới Việt Trung.

Câu 17: Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là:

  • Ngồi yên đợi giặc đến.
  • Đầu hàng giặc.
  • Chủ đông tiến công để phá thế mạnh của quân Tống.
  • Liên kết với Cham-pa.

Câu 18: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

  • Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng tronhg nước.
  • Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
  • Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam.
  • Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến.

Câu 19:  Ai là người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược thời Lý?

  • Lý Kế Nguyên.
  • Vua Lý Thánh Tông.
  • Lý Thường Kiệt.
  • Tông Đản.

Câu 20: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là  

  • Đánh vào cơ quan đầu nào của quân Tống.
  • Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.
  • Đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
  • Đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.

Câu 21: Giữa lúc quân Tống đang rơi vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đã có hành động gì?  

  • Chủ động đề nghị “giảng hòa”.
  • Tổng tiến công để tiêu diệt kẻ thù và buộc chúng phải kí hàng ước.
  • Tổ chức một trận quyết chiến chiến lược để tiêu diệt kẻ thù.
  • Đề nghị “giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ phản công tiêu diệt kẻ thù.

Câu 22: Cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?  

  • Nhà Lý đã đưa ra được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo
  • Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù
  • Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm
  • Sự đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung

Câu 23: Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  • Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước.
  • Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt.
  • Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong.
  • Nâng cao vị thế của nhà Lý đối với nhà Tống.

Câu 24:  Những vị tướng dân tộc thiểu số tiêu biểu, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là  

  • Hà Bổng, Hà Trương.
  • Tông Đản, Thân Cảnh Phúc.
  • Hoài Trung Hầu, Dương Cảnh Thông.
  • Hà Thiện Lãm, Dương Tự Minh.
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top