tR

 I. Vỏ nguyên tử khí hiếm

- Nhóm khí hiếm là nhóm các nguyên tố hoạt động hóa học kém. Nhóm khí hiếm gồm: helium (He); neon (Ne); argon (Ar); krypton (Kr); xenon (Xe),


- Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, riêng helium ở lớp ngoài cùng có 2 electron.

Chú ý:

Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng nhường hoặc nhận hoặc góp chung electron.

+ Nguyên tử của các nguyên tố kim loại thường có khuynh hướng nhường electron ở lớp ngoài cùng.

+ Nguyên tử của các nguyên tố phi kim thường có khuynh hướng nhận thêm hoặc góp chung electron để có lớp electron ngoài cùng bền vững.

II. Liên kết ion

1. Sự tạo thành ion dương

Các nguyên tử của nguyên tố kim loại thường có xu hướng nhường electron ở lớp ngoài cùng để có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn.

- Nguyên tử kim loại khi nhường electron sẽ tạo thành ion dương tương ứng.

Ví dụ: Nguyên tử magnesium nhường 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành ion magnesium. Ion magnesium là ion dương, có 8 electron lớp ngoài cùng, cấu hình electron giống với khí hiếm Ne.

Hay viết gọn: Na → Na+ + 1e

2. Sự tạo thành ion âm

- Các nguyên tử của nguyên tố phi kim (Cl, O, N …) có số electron lớp ngoài cùng là 7, 6, 5, … nên khi kết hợp với các nguyên tử kim loại, nguyên tử phi kim có xu hướng nhận electron từ nguyên tử kim loại để có lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn.

- Nguyên tử phi kim khi nhận electron sẽ tạo thành ion âm tương ứng.

- Ví dụ:

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Hay viết gọn: Cl + 1e → Cl-

3. Sự tạo thành liên kết ion

- Khi nguyên tử kim loại kết hợp với nguyên tử phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron tạo thành ion dương, đồng thời nguyên tử phi kim nhận electron tạo thành ion âm.

- Ion âm và ion dương mang điện tích trái dấu, hút nhau, tạo thành liên kết ion.

- Ví dụ: Sơ đồ tạo thành liên kết ion trong phân tử NaCl (sodium chloride).

III. Liên kết cộng hóa trị

- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử.

- Liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa hai nguyên tử của nguyên tố phi kim với phi kim.

- Ví dụ: Quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử oxygen:

+ Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng và cần thêm 2 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.

+ Khi hai nguyên tử O liên kết với nhau, mỗi nguyên tử góp 2 electron để tạo ra đôi electron dùng chung.

+ Hạt nhân của hai nguyên tử O cùng hút đôi electron dùng chung và liên kết với nhau tạo thành phân tử oxygen.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

IV: Chất ion, chất cộng hóa trị

Chất được tạo bởi các ion dương và ion âm được gọi là chất ion.

Ví dụ một số hợp chất ion:

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

- Chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị được gọi là chất cộng hóa trị.

Ví dụ một số hợp chất cộng hóa trị:

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

- Ở điều kiện thường, chất ion thường ở thể rắn, chất cộng hóa trị ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí.

V. Một số tính chất của chất ion và chất cộng hóa trị

- Chất ion khó bay hơi, khó nóng chảy, khi tan trong nước tạo dung dịch dẫn được điện.

- Chất cộng hóa trị thường dễ bay hơi, kém bền với nhiệt; một số chất tan được trong nước thành dung dịch. Tùy thuộc vào chất cộng hóa trị khi tan trong nước mà dung dịch thu được có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện.

- Ví dụ: Dung dịch nước muối dẫn điện còn dung dịch nước đường thì không dẫn điện.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

BÀI VIẾT LIÊN QUAN (Giải SGK):

  Chủ đề 1. Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Bài 2. Nguyên tử

2. Bài 3. Nguyên tố hóa học

3. Bài 4. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

 Chủ đề 2. Phân tử

1. Bài 5. Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

2. Bài 6. Giới thiệu về liên kết hóa học

3. Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học

CÁC BÀI LÝ THUYẾT KHÁC:

Chủ đề 1. Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Bài 2. Nguyên tử

2. Bài 3. Nguyên tố hóa học

3. Bài 4. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

 Chủ đề 2. Phân tử

1. Bài 5. Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

2. Bài 6. Giới thiệu về liên kết hóa học

3. Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học

Đọc thêm:

Ion hay điện tích là một nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị mất hay nhận thêm được một hay nhiều electron. Một ion mang điện tích âm, khi nó thu được một hay nhiều electron, được gọi là anion hay điện tích âm, và một ion mang điện tích dương khi nó mất một hay nhiều electron, được gọi là cation hay điện tích dương. Quá trình tạo ra các ion hay điện tích gọi là ion hóa.

Cation benzil

Các nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị ion hóa được biểu diễn dưới dạng các số viết nhỏ lên trên, bên phải ký hiệu của nguyên tử hay nhóm nguyên tử, thể hiện số lượng electron mà nó thu được hay mất đi (nếu lớn hơn 1) và dấu + hay − tùy theo nó mất hay thu được (các) electron. Trong trường hợp mất hay thu được chỉ một electron thì không cần ghi giá trị số. Ví dụ H+ hay Cl.

Các kim loại có xu hướng tạo ra các cation (mất đi electron) trong khi các phi kim loại có xu hướng tạo ra anion, ví dụ natri tạo ra cation Na+ trong khi clo tạo ra các anion Cl-.

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top