Hướng dẫn giải KHTN 7 bài 3 Chân trời sáng tạo : Nguyên tố hóa học, gợi ý trả lời các câu hỏi trong nội dung bài trang 18 - 21 SGK Khoa học Tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi bài tập giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo bài 3: Nguyên tố hóa học, giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi đến lớp cho bài học tìm hiểu về khái niệm nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên tố hóa học.
GIẢI KHTN 7 BÀI 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung chi tiết tài liệu tham khảo giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 bài 3 Chân trời sáng tạo:
1. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Câu 1 trang 18 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Quan sát Hình 3.1, em hãy cho biết sự khác nhau về cấu tạo giữa 3 nguyên tử hydrogen.
Trả lời:
Sự khác nhau về cấu tạo giữa 3 nguyên tử hydrogen là: số neutron khác nhau.
- Nguyên tử hdrogen thứ nhất không có neutron.
- Nguyên tử hydrogen thứ hai có 1 neutron.
- Nguyên tử hydrogen thứ ba có 2 neutron.
Câu 2 trang 18 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Vì sao 3 nguyên tử trong Hình 3.1 lại thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
Trả lời:
3 nguyên tử trong hình 3.1 lại thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì chúng có cùng số proton trong hạt nhân.
Câu 3 trang 19 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Quan sát Hình 3.2, cho biết
a) nguyên tố nào chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất?
b) nguyên tố nào chiếm tỉ lệ phần trăm lớn nhất trong cơ thể người?
Trả lời:
a) Nguyên tố oxygen chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất: 49,4%
b) Nguyên tố oxygen chiếm tỉ lệ phần trăm lớn nhất trong cơ thể người: 65%
Câu hỏi củng cố trang 19 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
a) Những nguyên tố nào cần thiết giúp cơ thể phát triển?
b) Nguyên tố nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người?
Trả lời:
a) Những nguyên tố cần thiết giúp phát triển cơ thể người như:
+ Oxygen, carbon, hydrogen, nitrogen
+ Calcium có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, hệ thần kinh, cấu tạo của hệ xương
+ Phosphorus: tham gia cấu tạo nên tế bào và đặc biệt là màng tế bào
b) Iodine là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng, ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người.
2. KÍ HIỆU HÓA HỌC
Câu 4 trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Vì sao cần phải xây dựng hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học? Các kí hiệu hóa học của các nguyên tố được biểu diễn như thế nào?
Trả lời:
- Phải xây dựng hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học vì: Có một thời, các nhà hóa học sử dụng nhiều kí hiệu khác nhau để biểu diễn cho nguyên tử của các nguyên tố hóa học. Tuy nhiên, những kí hiệu này lại rất rắc rối và không thống nhất giữa các nhà hóa học.
- Các kí hiệu hóa học của các nguyên tố được biểu diễn như sau:
+ Để thuận tiện cho việc học tập và nghiên cứu, IUPAC đã thống nhất tên gọi và kí hiệu hóa học của các nguyên tố. Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bởi một kí hiệu mà chúng ta có thể coi như một cách viết tắt để biểu thị tên của nguyên tố đó.
+ Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái, trong đó chữ cái đầu viết ở dạng in hoa, gọi là kí hiệu hóa học của nguyên tố.
+ Mỗi kí hiệu hóa học của nguyên tố còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
Câu 5 trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Hãy cho biết, nếu quy ước tất cả kí hiệu hóa học bằng một chữ cái đầu tiên trong tên gọi các nguyên tố hóa học thì gặp khó khăn gì?
Trả lời:
Nếu quy ước tất cả kí hiệu hoá học bằng một chữ cái đầu tiên trong tên gọi các nguyên tố hóa học sẽ xảy ra trường hợp một số nguyên tố hóa học trùng tên với nhau, khó phân biệt, gây khó khăn cho quá trình học tập và nghiên cứu.
Ví dụ: Hydrogen và Helium đều kí hiệu là H, Carbon và Calcium đều kí hiệu là C.
Câu hỏi vận dụng trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Qua tìm hiểu trong thực tế, hãy cho biết để cây sinh trưởng và phát triển tốt, ta cần cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây. Dựa vào Bảng 3.1, hãy biết kí hiệu hóa học các nguyên tố đó.
Trả lời:
Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, ta cần cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng: đạm (N), lân (P), kali (K), lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magiê (Mg), silic (Si), sắt (Fe), Boron (B), clo (Cl), đồng (Cu)...
GIẢI KHTN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BÀI 3 PHẦN BÀI TẬP
Câu 1 trang 21 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Bổ sung các thông tin để hoàn thành bảng sau:
Trả lời:
Tên nguyên tố | Kí hiệu | Tên nguyên tố | Kí hiệu |
Hydrogen | H | Fluorine | F |
Carbon | C | Phosphorus | P |
Aluminium | Al | Argon | Ar |
Câu 2 trang 21 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Kí hiệu hóa học nào sau đây viết sai? Nêu sai, hãy sửa lại cho đúng: H, Li, NA, O, Ne, AL, CA, K, N
Trả lời:
Kí hiệu hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái (chữ cái đầu tiên viết in hoa và nếu có chữ cái thứ hai thì viết thường).
=> Các nguyên tố viết sai là: NA sửa thành Na; AL sửa thành Al; CA sửa thành Ca.
Câu 3 trang 21 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Cho các nguyên tử được kí hiệu bởi các chữ cái và số proton trong mỗi nguyên tử như sau:
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là:
A. X, Y;
B. Z, Q;
C. R, E;
D. Y, E.
Trả lời:
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. Nguyên tử Z và Q cùng có 17 proton nên thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Chọn đáp án B.
Câu 4 trang 21 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Kí hiệu hóa học của nguyên tố chlorine là:
A. CL
B. cl
C. cL
D. Cl
Trả lời:
Kí hiệu hóa học của nguyên tố chlorine là Cl. Chọn đáp án D.
Câu 5 trang 21 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Tìm hiểu từ internet hay tài liệu (sách, báo), em hãy viết một đoạn thông tin về:
a) Vai trò của iron đối với cơ thể người.
b) Nguyên tố hóa học cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể người
Trả lời:
a) Iron (sắt) là nguyên tố đóng quan trọng trong việc vận chuyển oxy, sản xuất ra năng lượng oxy hóa hay quá trình hô hấp của ty thể và phá hủy những gốc tự do có hại cho cơ thể. Sắt cần cho mọi lứa tuổi, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai nếu muốn có một thai kỳ khỏe mạnh.
b) Canxi (Ca), kẽm (Zn),... là những nguyên tố hoá học cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể người. Canxi giúp cho xương phát triển, giúp chúng ta đạt đến chiều cao tối đa đồng thời làm xương chắc khỏe và hạn chế các tình trạng loãng xương, cong vẹo cột sống hay gù lưng khi về già. Kẽm làm tăng khả năng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào, từ đó tăng cảm giác ngon miệng. Nếu thiếu kẽm, sự phân chia tế bào gặp khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng cơ thể, làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, dậy thì muộn…
0 Comments:
Đăng nhận xét