Trang chủ » Chủ đề 2: Phân tử » Giải KHTN 7 Bài 5 Chân trời sáng tạo : Phân tử - Đơn chất - Hợp chất
GIẢI KHTN 7 BÀI 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO : PHÂN TỬ - ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT
Hướng dẫn giải KHTN 7 bài 5 Chân trời sáng tạo : Phân tử - Đơn chất - Hợp chất, gợi ý trả lời các câu hỏi trong nội dung bài trang 31 - 36 SGK Khoa học Tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi bài tập giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất, giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi đến lớp cho bài học tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo của phân tử, đơn chất và hợp chất.
GIẢI KHTN 7 BÀI 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung chi tiết tài liệu tham khảo giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 bài 5 Chân trời sáng tạo:
1. PHÂN TỬ
Câu 1 trang 31 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Quan sát Hình 5.1 và cho biết hạt hợp thành của chất nào được tạo từ một nguyên tố hóa học. Hạt hợp thành của chất nào được tạo từ nhiều nguyên tố hóa học?
Trả lời:
- Hạt hợp thành của hydrogen, chlorine, neon được tạo từ một nguyên tố hóa học.
+ Hạt hợp thành của hydrogen gồm 2 nguyên tử H.
+ Hạt hợp thành của chlorine gồm 2 nguyên tử Cl.
+ Hạt hợp thành của neon gồm 1 nguyên tử Ne.
- Hạt hợp thành của hydrogen chlorine được tạo từ nhiều nguyên tố hóa học.
+ Hạt hợp thành của hydrogen chlorine gồm 1 nguyên tử H và 1 nguyên tử Cl.
Câu hỏi luyện tập trang 31 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Tương tự Ví dụ 1, em hãy mô tả một số phân tử được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học, 2 nguyên tố hóa học.
Trả lời:
- Một số phân tử được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học
+ Khí nitrogen được tạo bởi 1 nguyên tố N
+ Khí oxygen được tạo bởi 1 nguyên tố O
+ Miếng đồng được tạo bởi 1 nguyên tố Cu
- Một số phân tử được tạo thành từ 2 nguyên tố hóa học
+ Muối ăn được tạo bởi 2 nguyên tố là Na và Cl
+ Carbon dioxide được tạo bởi 2 nguyên tố là C và O
+ Ammonia được tạo bởi 2 nguyên tố là N và H
Câu hỏi vận dụng trang 32 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Có nhiều loại bình chữa cháy, hình bên là một loại bình chữa cháy chứa chất khí đã được hóa lỏng. Loại bình này dùng để dập tắt hiệu quả các đám cháy nhỏ, nơi kín gió. Ưu điểm của nó là không lưu lại chất chữa cháy trên đồ vật.
Theo em, trong bình có chứa phân tử chất khí gì? Phân tử đó gồm những nguyên tố nào? Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử chất khí này là bao nhiêu?
Trả lời:
- Khí trong bình chữa cháy là carbon dioxide (CO2). Phân tử CO2 gồm 2 nguyên tố là carbon và oxygen.
- Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử carbon dioxide (CO2) là: 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen.
Câu 2 trang 32 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Em hãy đề xuất cách tính khối lượng phân tử của mỗi chất ở Hình 5.3.
Trả lời:
- Khối lượng phân tử hydrogen (H2) bằng: 1 × 2 = 2 amu
- Khối lượng phân tử sulfur dioxide (SO2) bằng: 32 + 16 × 2 = 64 amu
- Khối lượng phân tử methane (CH4) bằng: 12 + 1 × 4 = 16 amu
Câu 3 trang 32 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Khối lượng nguyên tử của oxygen bằng 16 amu. Phân tử khí oxygen gồm 2 nguyên tử oxygen sẽ có khối lượng phân tử bằng bao nhiêu?
Trả lời:
Vì phân tử khí oxygen gồm 2 nguyên tử oxygen nên khối lượng phân tử khí oxygen sẽ là: 16 amu x 2 = 32 amu
Câu hỏi củng cố trang 32 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Muối ăn có thành phần chính là sodium chloride. Phân tử sodium chlorine gồm 1 nguyên tử sodium và 1 nguyên tử chlorine. Em hãy tính khối lượng phân tử của sodium chlorine.
Trả lời:
Ta có: Khối lượng phân tử = tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử; phân tử sodium chloride gồm 1 nguyên tử sodium (23 amu) và 1 nguyên tử chloride (35,5 amu)
=> Khối lượng phân tử sodium chloride = 23 amu x 1 + 35,5 amu x 1 = 58,5 amu.
Câu hỏi ĐỐ EM trang 33 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Trong nước rửa tay khô có thành phần chính là chất gì? Khối lượng phân tử của chất đó là bao nhiêu?
Trả lời:
Thành phần chính trong nước rửa tay khô là ethyl alcohol (ancol etylic) (C2H5OH).
Khối lượng phân tử của ethyl alcohol (ancol etylic) (C2H5OH) bằng:
12 amu x 2 + 1 amu x 6 + 16 amu x 1 = 46 amu
Câu hỏi vận dụng trang 33 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Đá vôi có thành phần chính là calcium carbonate. Phân tử calcium carbonate gồm 1 nguyên tử calcium, 1 nguyên tử carbon và 3 nguyên tử oxygen. Tính khối lượng phân tử của calcium carbonate. Hãy nêu một số ứng dụng của đá vôi.
Trả lời:
* Phân tử calcium carbonate = 1 nguyên tử calcium + 1 nguyên tử carbon + 3 nguyên tử oxygen
=> Khối lượng phân tử calcium carbonate = 40 amu x 1 + 12 amu x 1 + 16 amu x 3 = 100 amu
* Một số ứng dụng của đá vôi:
- Đá vôi được dùng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp xây dựng, cẩm thạch; là thành phần cấu thành của xi măng, sản xuất ra vôi.
- Đá vôi được sử dụng khá phổ biến trong ngành sơn, trong đó calcium carbonate được xem là chất độn chính.
- Đá vôi được sử dụng để xử lý môi trường nước:
+ Calcium carbonate có khả năng hấp thu các khí độc tích tụ ở đáy ao như: NH3, H2S, CO2 …và acid trong nước.
+ Giảm tỷ trọng kim loại nặng, độc hại trong ao nuôi.
+ Đá vôi giúp phân hủy xác tảo, các chất lơ lửng bẩn trong ao nuôi, giúp cân bằng môi trường nước và ổn định độ pH.
+ Giúp ổn định màu nước, hạn chế có váng làm sạch nước, tăng lượng oxygen hòa tan trong nước.
+ Bên cạnh đó đá vôi còn hạn chế mầm bệnh, vi khuẩn có hại trong nước, vi khuẩn phát sáng trong ao nuôi…
- Trong y tế đá vôi đóng vai trò là thuốc bổ sung khẩu phần calcium giá rẻ, chất khử chua. Trong công nghiệp dược phẩm, nó được sử dụng để làm chất nền thuốc viên từ loại dược phẩm khác.
- Là chất làm trắng trong việc tráng men đồ gốm sứ.
- Là thành phần chính của phấn viết bảng, phấn viết.
2. ĐƠN CHẤT
Câu 4 trang 33 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Dựa vào Hình 5.5, cho biết tên các đơn chất được tạo thành từ nguyên tố hóa học tương ứng.
Trả lời:
Các đơn chất được tạo thành từ nguyên tố hóa học tương ứng là:
Đơn chất | Nguyên tố hóa học |
Hydrogen (H2) | H |
Helium (He) | He |
Nitrogen (N2) | N |
Fluorine (F2) | F |
Sodium (Na) | Na |
Magnesium (Mg) | Mg |
Phosphorus (P) | P |
Sulfur (S) | S |
Chlorine (Cl2) | Cl |
Argon (Ar) | Ar |
Potassium (K) | K |
Cacilum (Ca) | Ca |
Câu 5 trang 33 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Ngoài các đơn chất tạo từ các nguyên tố ở Hình 5.5, em hãy liệt kê thêm 2 đơn chất tạo thành từ nguyên tố kim loại và 2 đơn chất tạo thành từ nguyên tố phi kim khác.
Trả lời:
- 2 đơn chất tạo thành từ nguyên tố kim loại:
+ Al được tạo thành từ Aluminium
+ B được tạo thành từ Boran
- 2 đơn chất tạo thành từ nguyên tố phi kim:
+ O2 được tạo thành từ Oxygen
+ C được tạo thành từ Carbon
Câu 6 trang 34 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Quan sát Hình 5.6, em hãy cho biết số nguyên tử và thành phần nguyên tố có trong mỗi phân tử đơn chất.
Trả lời:
- Hình a: Đơn chất bromine (Br2) được tạo thành từ 2 nguyên tử bromine (Br)
- Hình b: Đơn chất ozone (O3) được tạo thành từ 3 nguyên tử oxygen (O)
Câu hỏi củng cố trang 34 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Mẫu vật nào được tạo ra từ phân tử đơn chất trong hình dưới đây? Cho biết nguyên tố tạo ra mỗi đơn chất đó.
Trả lời:
- Cuộn dây nhôm, lưu huỳnh, than gỗ là những mẫu vật được tạo ra từ phân tử đơn chất.
+ Cuộn dây nhôm: được tạo từ nguyên tố Aluminium (Al)
+ Lưu huỳnh: được tạo từ nguyên tố Sulfur (S)
+ Than gỗ: được tạo từ nguyên tố Carbon (C)
- Đá vôi không phải là mẫu vật được tạo ra từ phân tử đơn chất vì nó được tạo thành từ 3 nguyên tố là calcium (Ca), carbon (C), oxygen (O).
Câu hỏi vận dụng trang 35 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Thành phần khí quyển gồm có nitrogen, oxygen, argon, carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác (helium, neon, methane, hydrogen,…). Em hãy liệt kê các đơn chất có trong khí quyển. Tìm hiểu và cho biết đơn chất nào được dùng để bơm vào lốp ô tô thay cho không khí.
Trả lời:
Liệt kê các đơn chất có trong khí quyển: nitrogen, oxygen, argon, helium, neon, hydrogen, carbon dioxide, methane,…
Đơn chất được dùng để bơm vào lốp ô tô thay cho không khí là nitrogen bởi những ưu điểm như: ít bị rò rỉ, tiết kiệm nhiên liệu, giúp điều khiển xe tốt hơn do áp suất lốp được cân bằng, giảm hao mòn.
3. HỢP CHẤT
Câu 7 trang 35 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Quan sát Hình 5.7, em hãy cho biết phân tử chất nào là phân tử đơn chất, phân tử chất nào là phân tử hợp chất. Giải thích.
Trả lời:
Phân tử hydrogen là đơn chất vì được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học là hydrogen.
Phân tử oxygen là đơn chất vì được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học là oxygen
Phân tử nước là hợp chất vì được tạo thành từ 2 nguyên tố hóa học là oxygen và hydrogen.
Câu 8 trang 35 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Muối ăn (Hình 5.8) là đơn chất hay hợp chất? Vì sao?
Trả lời:
Muối ăn được tạo nên từ hai nguyên tố là sodium (Na) và chlorine (Cl) do đó nó là hợp chất.
Câu 9 trang 35 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Hãy nêu một số ví dụ về phân tử hợp chất mà em biết và cho biết phân tử đó được tạo thành từ các nguyên tử của nguyên tố nào?
Trả lời:
Một số phân tử hợp chất và nguyên tố tạo thành:
- Calcium carbonate (CaCO3): được tạo thành từ nguyên tố Ca, C, O
- Methane (CH4): được tạo thành từ nguyên tố C và H
- Hydrogen chloride (HCl): được tạo thành từ nguyên tố H và Cl
- Carbon dioxide (CO2): được tạo thành từ nguyên tố C và O
- Nước (H2O): được tạo thành từ nguyên tố H và O
- Ammonia (NH3): được tạo thành từ nguyên tố N và nguyên tố H
- Ethyl alcohol (ancol etylic) (C2H5OH) là hợp chất được tạo thành từ nguyên tố C, H và O.
- Sulfur dioxide (SO2) là hợp chất được tạo thành từ nguyên tố S và O.
- ...
Câu hỏi củng cố trang 35 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Carbon dioxide là thành phần tạo ra bọt khí trong nước giải khát có gas (hình dưới). Theo em, carbon dioxide là đơn chất hay hợp chất?
Trả lời:
Carbon dioxide (CO2) là hợp chất được tạo thành từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen.
Câu hỏi vận dụng trang 36 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Có các mẫu chất như hình bên:
- Hãy cho biết mỗi chất đó được tạo bởi loại phân tử gì?
- Iodine và potassium iodine có nhiều ứng dụng trong đời sống. Tìm hiểu qua sách báo và internet, em hãy cho biết một số ứng dụng của các chất này.
Trả lời:
- Potassium được tạo bởi phân tử K: phân bón, thuốc súng, sản xuất thủy tinh, chất truyền nhiệt trung gian…
- Iodine được tạo bởi phân tử I2: Thuốc sát trùng vết thương, chất tẩy rửa, phòng bệnh bướu cổ
- Potassium được tạo bởi phân tử KI: sử dụng làm thuốc men hoặc thực phẩm chức năng, nuôi cấy mô tế bào thực vật, nhiếp ảnh
GIẢI KHTN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BÀI 5 PHẦN BÀI TẬP
Câu 1 trang 36 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Hãy liệt kê 5 phân tử đơn chất và 5 phân tử hợp chất chứa 2 nguyên tố hóa học
Trả lời:
- 5 phân tử đơn chất chứa 2 nguyên tố hóa học là:
+ Phân tử oxygen (O2) gồm có 2 nguyên tử oxygen (O)
+ Phân tử bromine (Br2) gồm có 2 nguyên tử bromine (Br)
+ Phân tử chlorine (Cl2) gồm có 2 nguyên tử chlorine (Cl)
+ Phân tử nitrogen (N2) gồm có 2 nguyên tử nitrogen (N)
+ Phân tử hydrogen (H2) gồm có 2 nguyên tử hydrogen (H)
- 5 phân tử hợp chất chứa 2 nguyên tố hóa học là:
+ Sulfur dioxide (SO2) gồm 1 nguyên tử sulfur và 2 nguyên tử oxygen.
+ Carbon dioxide (CO2) gồm 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen.
+ Ammonia (NH3) gồm 1 nguyên tử nitrogen và 3 nguyên tử hydrogen.
+ Hydrochloric acid (HCl) gồm 1 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử chlorine.
+ Nước (H2O) gồm 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxygen.
Câu 2 trang 36 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Hoàn thành bảng sau:
Trả lời:
CHẤT | PHÂN TỬ ĐƠN CHẤT | PHÂN TỬ HỢP CHẤT | KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ |
Phân tử carbon monoxide gồm 1 nguyên tử carbon và 1 nguyên tử oxygen | CO | 12 + 16 = 28 amu | |
Phân tử calcium oxide gồm 1 nguyên tử calcium và 1 nguyên tử oxygen | CaO | 40 + 16 = 56 amu | |
Phân tử ozone gồm 3 nguyên tử oxygen | O3 | 16 × 3 = 48 amu | |
Phân tử nitrogen dioxide gồm 1 nguyên tử nitrogen và 2 nguyên tử oxygen | NO2 | 14 + 16 × 2 = 46 amu | |
Phân tử acetic acid (có trong giấm ăn) gồm 2 nguyên tử carbon, 4 nguyên tử hydrogen và 2 nguyên tử oxygen | C2H4O2 | 12 × 2 + 1 × 4 + 16 × 2 = 60 amu |
Câu 3 trang 36 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Baking soda là một loại muối được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như: thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp hóa chất.
a) Baking soda là phân tử đơn chất hay phân tử hợp chất?
b) Baking soda có khối lượng phân tử bằng 84 amu. Quan sát hình mô phỏng phân tử baking soda (hình bên), cho biết baking soda có mấy nguyên tử X? Hãy xác định khối lượng nguyên tử X và cho biết X là nguyên tố nào?
Trả lời:
a) Baking soda là phân tử hợp chất vì được tạo nên từ 4 nguyên tố hóa học là carbon (C), oxygen (O) và hydrogen (H) và X.
b) Theo hình mô phỏng baking soda được tạo nên từ 1 nguyên tử X.
Khối lượng phân tử bakinh soda bằng: 1 × MX + 1 × 1 + 12 × 1 + 16 × 3 = 84
⇒ MX = 23 amu ⇒ X là nguyên tố sodium (Na)
Câu 4 trang 36 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Quan sát hình mô phỏng các phân tử sau, cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Tính khối lượng phân tử của các chất.
Trả lời:
a) Hydrogen là đơn chất. Khối lượng phân tử hydrogen bằng: 1 × 2 = 2 amu
b) Carbon dioxide là hợp chất. Khối lượng phân tử carbon dioxide bằng: 12 + 16 × 2 = 44 amu
c) Methane là hợp chất. Khối lượng phân tử methane bằng: 12 + 1 × 4 = 16 amu
d) Hydrogen chlorine là hợp chất. Khối lượng phân tử hydrogen chlorine bằng: 1 + 35,5 = 36,5 amu
e) Chlorine là đơn chất. Khối lượng phân tử chlorine bằng: 35,5 × 2 = 71 amu
g) Nitrogen là đơn chất. Khối lượng phân tử nitrogen bằng: 14 × 2 = 28 amu
h) Ammonia là hợp chất. Khối lượng phân tử ammonia bằng: 14 + 1 × 3 = 17 amu
i) Nước là hợp chất. Khối lượng phân tử nước bằng: 16 + 1 × 2 = 18 amu
0 Comments:
Đăng nhận xét