tR

 

Trắc nghiệm Địa lý 7
Bài 22 Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Câu 1: Mục đích cơ bản của Hiệp ước Nam Cực là

  • để thăm dò và khai thác tài nguyên.
  • để chiếm lãnh thổ.
  • vì hoà bình, không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực.
  • để tiến hành hoạt động du lịch.

Câu 2: Châu Nam Cực được chia thành mấy bộ phận?

  • 2 bộ phận.
  • 4 bộ phận.
  • 3 bộ phận.
  • 1 bộ phận.

Câu 3: Diện tích của châu Nam Cực là bao nhiêu?

  • 11 triệu km$^{2}$.
  • 14,1 triệu km$^{2}$.
  • 10 triệu km$^{2}$.
  • 15 triệu km$^{2}$.

Câu 4: Ý nào dưới đây thể hiện vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của châu Nam Cực?

  • Kéo dài từ vĩ độ 50$^{o}$N trở về cực Nam.
  • Kéo dài từ vĩ độ 70$^{o}$N trở về cực Nam.
  • Kéo dài từ vĩ độ 60$^{o}$N trở về cực Nam.
  • Nằm gần như trọn vẹn trong Vòng cực Nam.

Câu 5: Châu Nam Cực, được phân thành 2 bộ phận có đặc điểm

  • Phần phía đông châu lục có diện tích rộng hơn phần phía tây.
  • Phần phía tây châu lục có diện tích rộng hơn phần phía đông.
  • Phần phía đông châu lục có diện tích bằng phần phía tây.
  • Phần phía đông chủ yếu các đảo và bán đảo.

Câu 6: Ranh giới để phân chia Châu Nam Cực thành 2 bộ phận là gì?

  • Kinh tuyến gốc 0$^{o}$.
  • Kinh tuyến 180$^{o}$.
  • Kinh tuyến gốc 0$^{o}$ và kinh tuyến 180$^{o}$.
  • Vĩ tuyến gốc.

Câu 7: Hiệp ước Nam Cực được kí kết năm nào?

  • 1957.
  • 1958.
  • 1959.
  • 1960.

Câu 8: Châu Nam Cực được nghiên cứu một cách toàn diện vào năm nào?

  • Năm 1975.
  • Năm 1957.
  • Năm 1959.
  • Năm 2020.

Câu 9: Châu Nam Cực được bao bọc xung quanh bởi?

  • Các dãy núi.
  • Các lục địa.
  • Các biển và đại dương.
  • Các sơn nguyên băng.

Câu 10: Châu Nam Cực không tiếp giáp với đại dương nào?

  • Thái Bình Dương.
  • Ấn Độ Dương.
  • Nam Đại Dương.
  • Bắc Băng Dương.

Câu 11: Tính đến năm 2020, Hiệp ước Nam Cực có bao nhiêu thành viên?

  • 53.
  • 54. 
  • 55.
  • 56.

Câu 12: Thời điểm nào sau đây, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa Nam Cực và sau đó tiến sâu vào trong nội địa?

  • Đầu thế kỉ XIX.
  • Đầu thế kỉ XX.
  • Đầu thế kỉ XXI.
  • Đầu thế kỉ XVIII.

Câu 13: Có bao nhiêu quốc gia tham gia kí kết Hiệp ước Nam Cực?

  • 10.
  • 11.
  • 12.
  • 13.

Câu 14: Châu Nam Cực bao gồm

  • Lục địa Nam Cực.
  • Lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa.
  • Châu Nam Cực và các đảo ven bờ.
  • Một khối băng khổng lồ thống nhất.

Câu 15: Bán đảo Nam Cực nằm ở phần nào của lục địa Nam Cực?

  • Phía bắc.
  • Phía nam.
  • Phía đông.
  • Phía tây.

Câu 16: Hiệp ước Nam Cực được kí kêt năm 1959 và có hiệu lực từ năm 1961 và không bao gồm điều khoản nào sau đây?

  • Thừa nhận trách nhiệm chung trong sử dụng và quản lí châu Nam Cực.
  • Duy trì tình trạng phi quân sự hóa ở Nam Cực.
  • Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học.
  • Phân chia chủ quyền lãnh thổ cho 12 quốc gia kí kết.

Câu 17: Người đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực

  • Hai nhà hàng hải người Nga.
  • Nhà du hành vũ trụ Ga-lê-la.
  • Nhà thám hiểm Cô-lôm-bô.
  • Người dân gốc Phi.

Câu 18: Hoạt động của con người ở châu Nam Cực ngày càng đe dọa đến yếu tố nào?

  • Sinh vật.
  • Khí hậu.
  • Môi trường.
  • Băng tan.

Câu 19: Theo Hiệp ước Nam Cực, châu Nam Cực phải được sử dụng cho mục đích gì?

  • Phân chia lãnh thổ.
  • Nơi định cư mới cho con người.
  • Hòa bình.
  • Khai thác tài nguyên.

Câu 20: Vì sao châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất?

  • Nằm cách xa các châu lục khác.
  • Ít người sinh sống.
  • Kinh tế kém phát triển.
  • Không giao lưu với các châu lục khác.

Câu 21: Châu Nam Cực hiện nay thuộc chủ quyền của quốc gia nào?

  • Hoa Kỳ.
  • Liên Bang Nga.
  • Nhật Bản.
  • Tài sản chung của toàn nhân loại.

Câu 22: Băng tuyết ở châu Nam Cực bị tan sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào?

  • Không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế của con người.
  • Ảnh hưởng rất nhỏ đến các hoạt động kinh tế của con người.
  • Nước biển và đại dương dâng cao, làm ngập nhiều vùng ven biển.
  • Các châu lục trên thế giới đều chìm trong nước.

Câu 23: Châu Nam Cực có diện tích bao nhiêu lần so với châu Đại Dương

  • gấp đôi.
  • bé hơn.
  • gấp 1,5 lần.
  • bằng nhau

Câu 24: Tại các trạm nghiên cứu khoa học ở châu Nam Cực, tiến hành nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng các?

  • Máy đo nhiệt độ.
  • Máy khoan băng.
  • Phương tiện kĩ thuật hiện đại.
  • Tàu phá băng.

Câu 25: Quốc gia có trạm nghiên cứu khoa học ở châu Nam Cực

  • Trạm Công chúa Elisabeth của Ý.
  • Trạm Sanae IV của Nam Phi.
  • Trạm Neumayer III của Anh.
  • Trạm Halley VI của Mỹ.
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top