Bài 16 Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ
Câu 1: Kênh đào Pa-na-ma nằm ở?
- Khu vực Nam Mỹ.
- Quần đảo Ăng- ti.
- Khu vực Bắc Mỹ.
- Eo đất Trung Mỹ.
Câu 2: Sự phân hóa theo chiều đông tây ở Nam Mỹ thể hiện rõ nhất ở yếu tố tự nhiên nào?
- Địa hình.
- Khí hậu.
- Cảnh quan.
- Sông ngòi.
Câu 3: Đồng bằng A-ma-dôn phổ biến với thảm thực vật nào sau đây?
- Rừng lá kim.
- Rừng rậm.
- Rừng ôn đới lá rộng.
- Rừng thưa và xa van.
Câu 4: Thứ tự các đồng bằng ở Nam Mỹ từ bắc xuống nam là
- La-nốt, A-ma-dôn, La Pla-ta, Pam-pa.
- A-ma-dôn, La-nốt, La Pla-ta, Pam-pa.
- La Pla-ta, La-nốt, A-ma-dôn, Pam-pa.
- Pam-pa, La-nốt, A-ma-dôn, La Pla-ta.
Câu 5: Trung và Nam Mỹ tiếp giáp với biển và đại dương nào sau đây?
- Biển Ca-ri-bê, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
- Biển Ban-tich, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
- Biển Đỏ, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
- Biển Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
Câu 6: Quần đảo Ăng-ti nằm trong đới khí hậu nào?
- Xích đạo nóng ẩm.
- Xích đạo và cận xích đạo.
- Nhiệt đới.
- Cận nhiệt.
Câu 7: Cảnh quan chủ yếu ở sơn nguyên Bra-xin là?
- Rừng rậm.
- Rừng thưa và xa van.
- Thảo nguyên.
- Đài nguyên.
Câu 8: Các sườn núi phía đông eo đất Trung Mỹ và các quần đảo có cảnh quan gì?
- Rừng nhiệt đới.
- Thảo nguyên.
- Rừng rậm nhiệt đới.
- Rừng lá cứng.
Câu 9: Nơi nào dưới đây không thuộc khu vực Trung và Nam Mĩ?
- Eo đất Trung Mỹ.
- Các đảo và quần đảo trong biển Ca-ri-be.
- Lục địa Nam Mỹ
- Mũi Hảo vọng.
Câu 10: Thiên nhiên dãy núi An-đet có sự thay đổi rõ rệt theo?
- Chiều bắc-nam.
- Chiều tây-đông.
- Chiều đón gió.
- Chiều cao.
Câu 11: Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là
- Tính chất trẻ của núi.
- B. Thứ tự sắp xếp địa hình.
- C. Chiều rộng và độ cao của núi.
- Hướng phân bố núi.
Câu 12: Nguyên nhân làm cho tự nhiên Trung và Nam Mỹ có sự phân hóa theo chiều đông - tây, theo chiều bắc - nam và theo chiều cao?
- Do có nhiều núi cao.
- Do lãnh thổ rộng lớn, trải dài trên nhiều vĩ độ.
- Do lãnh thổ rộng lớn.
- Do lãnh thổ cách xa biển.
Câu 13: Đặc điểm địa hình của eo đất Trung Mĩ
- Núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn.
- Có nhiều núi lửa.
- Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
- Tất cả đều đúng.
Câu 14: Đồng bằng A-ma-dôn nằm trong khu vực khí hậu nào?
- Xích đạo nóng ẩm.
- Cận xích đạo.
- Nhiệt đới.
- Cận nhiệt.
Câu 15: Địa hình sơn nguyên tập trung phân bố chủ yếu ở đâu?
- Phía bắc và đông bắc.
- Tập trung chủ yếu phía đông.
- Phía tây và tây nam.
- Phía đông và phía nam.
Câu 16: Đâu không phải nguyên nhân khiến phía Tây Nam Mĩ khô hạn là
- Núi cao.
- B. Ngược hướng gió.
- C. Dòng biển lạnh.
- Khí hậu nóng, ẩm.
Câu 17: Quần đảo Ăng-ti bao quanh biển nào sau đây?
- Biển Ca-ri-bê.
- Biển La-bra-do.
- Biển Xác-gat.
- Biển Bô-pho.
Câu 18: Trung và Nam Mỹ không bao gồm?
- Eo đất Trung Mỹ.
- Lục địa Nam Mỹ.
- Hệ thống núi Cooc-đi-e.
- Quần đảo Ăng-ti.
Câu 19: Vùng phía nam An-đet phát triển rừng cận nhiệt và ôn đới vì?
- Thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới.
- Thuộc kiểu khí hậu ôn hòa.
- Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới.
- Thuộc kiểu khí hậu xích đạo.
Câu 20: Khu vực sơn nguyên Guy-a-na có khí hậu?
- Nóng, khô.
- Lạnh, khô.
- Lạnh, mưa nhiều.
- Nóng, ẩm.
Câu 21: Dãy núi cao đồ sộ nhất Nam Mỹ là dãy núi nào?
- Atlat.
- Andet.
- Himalaya.
- Cooc-đi-e.
Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn?
- Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ.
- B. Thảm thực vật chủ yếu là ở rừng rậm xích đạo.
- C. Đất đai rộng và bằng phẳng.
- Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển.
Câu 23: Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới. Gió thổi thường xuyên là
- Gió tín phong đông bắc.
- B. Gió tín phong Tây bắc.
- C. Gió tín phong đông Nam.
- Gió tín phong Tây Nam.
Câu 24: Rìa phía đông của sơn nguyên Bra-xin được xem là "thiên đường" của cà phê là do
- Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào.
- B. Nhiều đất đỏ và khí hậu nóng ẩm quanh năm.
- C. Có nhiều cảng tốt, thuận lợi cho xuất khẩu.
- Có lực lượng lao động da đen đông, tiền công rẻ.
Câu 25: Hệ thống núi An-đét có độ cao trung bình
- 1 000 - 2 000m.
- 2 000 - 3 000m.
3 000 - 5 000m.
- 5 000 - 6 000m.
0 Comments:
Đăng nhận xét