Bài 4 Sắp xếp nổi bọt
Câu 1: Thuật toán nổi bọt kết thúc khi nào?
- Khi không còn bất cứ cặp liền kề (ai, ai+1) nào trái thứ tự mong muốn.
- Khi trong một lượt không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.
- Cả hai ý A và B đều đúng.
- Cả hai ý A và B đều sai.
Câu 2: Trong một bài toán, thực hiện so sánh và đổi chỗ các cặp phần tử liền kề nếu chúng đúng với thứ tự. Việc làm này đang sử dụng thuật toán nào?
- Thuật toán sắp xếp chọn.
- Thuật toán sắp xếp nổi bọt.
- Thuật toán tìm kiếm tuần tự.
- Thuật toán tìm kiếm nhị phân.
Câu 3: Cho dãy 3, 6, 4, 9, 1. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, phần tử 9 có bao nhiêu lần đổi chỗ?
- 0
- 1
- 2
- 3
Câu 4: Làm thế nào để cho máy tính biết một dãy đã có thứ tự tăng dần?
- Máy tính phải so sánh lần lượt các cặp số không liền kề cho đến khi không còn cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn.
- Máy tính phải so sánh lần lượt các cặp số liền kề cho đến khi không còn cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn.
- Máy tính phải so sánh lần lượt các cặp số tùy ý cho đến khi không còn cặp tùy ý nào trái thứ tự mong muốn.
- Máy tính phải so sánh lần lượt các cặp số định sẵn cho đến khi không còn cặp này nào trái thứ tự mong muốn.
Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu 5 - 6
Chọn cụm từ còn thiếu vào chỗ trống
Thuật toán sắp xếp nổi bọt
Lặp khi (…....(1)....... = đúng):
a) Thực hiện một lượt so sánh các cặp phần tử liền kề và đổi chỗ khi trái thứ tự tăng dần.
b) Nếu trong lượt vừa thực hiện xong không có đổi chỗ:
........(2)......… = sai
Hết nhánh
Hết lặp
Câu 5: Từ thích hợp để điền vào vị trí (1) là:
- dãy chưa ban đầu
- dãy chưa sắp xếp xong
- dãy đã sắp xếp xong
- đáp án khác
Câu 6: Từ thích hợp để điền vào vị trí (2) là:
- dãy chưa ban đầu
- dãy chưa sắp xếp xong
- dãy đã sắp xếp xong
- đáp án khác
Câu 7: Hoán đổi vị trí hai phần tử liên tiếp khi chúng không đúng thứ tự là cách sắp xếp của thuật toán nào?
- Nổi bọt.
- Chọn.
- Tìm kiếm tuần tự
- Tìm kiếm nhị phân
Câu 8: Điền vào dấu …trong phát biểu sau: “Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt lặp khi có cặp phần tử trái thứ tự mong muốn thì đổi chỗ cho nhau, trái lại thì không cần làm gì. Sau đó …..một vị trí để xét cặp tiếp theo, so sánh và đổi chỗ nếu cần.”
- Dịch sang phải.
- Dịch sang trái.
- Chuyển về vị trí đầu tiên.
- Chuyển đến vị trí cuối cùng.
Câu 9: “Thực hiện một lượt xét các cặp số kề nhau để đổi chỗ” là một bài toán con khi thực hiện sắp xếp nổi bọt. Giả sử dãy cần sắp xếp gồm 10 số. Hãy chọn những câu đúng:
- Phải giải 10 bài toán con nói trên.
- Phải giải 9 bài toán con nói trên.
- Phải giải 1 bài toán con nói trên.
- Tùy theo dãy đầu vào mà số lần giải bài toán con khác nhau.
Câu 10: Để sắp xếp dãy 2, 6, 4, 9 theo thứ tự tăng dần bằng thuật toán nổi bọt thì có bao nhiêu lần đổi chỗ hai phần tử liền kề:
- 0
- 1
- 2
- 3
Câu 11: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt, khi nào hai phần tử liền kề được đổi chỗ?
- Khi một phần tử lớn nhất dãy.
- Khi đúng thứ tự mong muốn.
- Khi trái thứ tự mong muốn.
- Khi một phần tử nhỏ nhất dãy.
Dùng dữ kiện sau để trả lời câu 12 - 14
Điền vào chỗ chấm (……)
Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện nhiều phép (…...(1)...…) và (…...(2)..…) các cặp phần tử liền kề cho đến khi không còn bất kì cặp phần tử liền kề nào trái (…..(3)..…) mong muốn.
Câu 12: Từ thích hợp điền vào (1) là:
- thứ tự
- đổi chỗ
- so sánh
- sắp xếp
Câu 13: Từ thích hợp điền vào (2) là:
- thứ tự
- đổi chỗ
- so sánh
- sắp xếp
Câu 14: Từ thích hợp điền vào (3) là:
- thứ tự
- đổi chỗ
- so sánh
- sắp xếp
Câu 15: Thao tác “đổi chỗ” là một việc phải làm khi sắp xếp nổi bọt. Giả sử dãy cần sắp xếp gồm 10 số. Hãy chọn câu đúng:
- Phải thực hiện 10 lần đổi chỗ.
- Phải thực hiện 9 lần đổi chỗ.
- Tùy theo dãy đầu vào mà số lần đổi chỗ khác nhau.
- Không đổi chỗ lần nào nếu dãy cần sắp xếp đã đúng thứ tự mong muốn.
Câu 16: Cho dãy số sau: 15, 20, 10, 18. Bạn Minh sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy số tăng dần. Mỗi vòng lặp sẽ duyệt từ phần tử cuối đến phần tử đầu tiên. Em hãy chọn phương án mô tả đúng dãy số sắp xếp sau mỗi vòng lặp.
- 15, 20, 10, 18 → 10, 15, 18, 20 → 10, 15, 18, 20.
- 15, 20, 10, 18 → 10, 20, 15, 18 → 10, 15, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.
- 15, 20, 10, 18 → 15, 10, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.
- 15, 20, 10, 18 → 10, 15, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.
Câu 17: Khi nào thực hiện thuật toán sắp xếp nổi bọt chỉ cần một lượt so sánh các cặp liền kề và đổi chỗ?
- Khi dãy chỉ có một cặp liền kề trái thứ tự mong muốn.
- Khi dãy chỉ có hai cặp liền kề trái thứ tự mong muốn.
- Khi dãy chỉ có ba cặp liền kề trái thứ tự mong muốn.
- Khi dãy chỉ có bốn cặp liền kề trái thứ tự mong muốn.
Câu 18: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt khi có cặp phần tử trái thứ tự mong muốn thì đổi chỗ cho nhau, trái lại thì:
- Không cần làm gì.
- Chuyển xuống cuối dãy.
- Đổi chỗ cho nhau.
- Tất cả đều sai.
Câu 19: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt thì dấu hiệu để biết dãy chưa sắp xếp xong là gì?
- Dãy sẽ còn cặp phần tử liền kề mà không đúng thứ tự tăng dần.
- Dãy sẽ không còn cặp phần tử liền kề mà không đúng thứ tự tăng dần.
- Dãy sẽ còn cặp phần tử liền kề mà đúng thứ tự tăng dần.
- Tất cả các ý trên đều sai.
Câu 20: Cho dãy 3, 6, 5, 9, 1. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, ở bước đầu tiên hai phần tử đổi chỗ cho nhau là:
- 6 và 5
- 3 và 6
- 9 và 1
- 3 và 1
0 Comments:
Đăng nhận xét