tR

Trắc nghiệm
Bài 1 Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng

Câu 1: Theo em, khi nhận được Email, tin nhắn cần phải làm việc nào sau đây:

  • Trả lời bất kể đó là email, tin nhắn gì.
  • Trả lời ngay lập tức bằng câu mẫu có sẵn “Tôi sẽ trả lời sau”.
  • Chọn lọc và sớm trả lời nhưng email, tin nhắn cần thiết.
  • Kệ nó đấy nếu cần thì họ sẽ phải tìm cách khác liên hệ với mình.

Câu 2: Trong một buổi họp nhóm, bạn ngồi bên cạnh em ngồi chơi điện tử, em nên:

  • Khuyên bạn dừng chơi và tập trung vào buổi họp.
  • Kệ bạn.
  • Chơi cùng bạn.
  • Khuyên bạn nên ra ngoài chơi.

Câu 3: Theo em, những việc nào dưới đây là không giữ gìn hình ảnh bản thân trên không gian mạng khi sử dụng mạng xã hội? (nhiều đáp án)

  • Nói tục, chửi thề.
  • Quần áo xộc xệch, đầu tóc rối bù.
  • Dùng hình ảnh đại diện là hình ảnh của người khác.
  • Dùng hình ảnh thực của mình để làm hình đại diện.

Câu 4: Khi muốn trao đổi, trò chuyện hay chia sẻ cảm xúc thì nên dùng hình thức nào trên mạng?

  • Dùng email.
  • Dùng tin nhắn hoặc mạng xã hội.
  • Dùng phần mềm vẽ tranh.
  • Dùng phần mềm lập trình.

Câu 5: Những gì em cho là thiếu văn hóa khi ở nơi công cộng?

  • Văng tục, chửi bậy, phát ngôn xúc phạm người khác.
  • Trang phục lôi thôi, bẩn thỉu, đầu tóc bù xù.
  • Thái độ không tôn trọng người khác, nhổ bọt bừa bãi, vứt rác bừa bãi.
  • Tất cả các ý trên.

Câu 6: Những ý kiến nào dưới đây là đúng?

  • Có thể hùa theo ý kiến của số đông để phê bình công kích, không cần chú ý đến ngôn từ hay hậu quả vì đây là thế giới ảo, không sợ ai biết tên thật của mình.
  • Việc sỉ nhục, bôi bọ người khác trên mạng, đưa tin bài sai sự thật, công bố ảnh hoặc thông tin cá nhân của người khác mà không được sự đồng ý của họ đều là những hành vi phạm pháp.
  • Nên công kích một người vì người đó không giống với số đông còn lại
  • Chia sẻ những bài có liên quan đến thông tin cá nhân của người khác để thu hút nhiều lượt người xem trên mạng.

Câu 7: Khi dùng email, tin nhắn, em cần:

  • Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
  • Hãy lịch sự sớm trả lời email, tin nhắn.
  • Cả A và B đều đúng.
  • Cả A và B đều sai.

Câu 8: Hành động nào sau đây là đáng chê trách:

  • Không cần quan tâm là ở đâu, cứ có điện thoại là phải nghe và nói thật to.
  • Dành nhiều thời gian để nói chuyện với bạn bè trên mạng hơn là quan tâm đến người thân trong gia đình.
  • Dành nhiều thời gian để bình luận về những vấn đề hot trên mạng hơn là việc học tập.
  • Tất cả những hành động trên.

Câu 9: Trong giờ tự học cả lớp đang trật tự học bài thì có tiếng điện thoại reo. Bạn Minh nghe điện thoại và nói to mừng rỡ “Tiến đến rồi à, tớ ra ngay đây”. Hãy chọn những nhận xét phù hợp về việc làm của bạn bạn Minh (nhiều đáp án)

  • Đó là việc làm thiếu văn hóa ở nơi công cộng.
  • Đó là việc làm thiếu tôn trọng người khác.
  • Thông cảm được bạn ấy mừng quá ấy mà.
  • Đấy là quyền tự do cá nhân.

Câu 10: Khi lướt mạng Facebook, em thấy một nội dung sai sự thật có ảnh hưởng đến người khác, em sẽ làm gì?

  • Chia sẻ ngay để nhiều người cùng biết.
  • Bình luận, hùa theo nội dung đó.
  • Báo cáo vì biết đó là thông tin sai sự thật.
  • Chỉ nhấn like mà không bình luận gì.

Câu 11: Khi nào thì nên dùng email?

  • Khi muốn trao đổi về công việc.
  • Khi muốn nhắn tin với bạn bè.
  • Khi muốn chia sẻ cảm xúc.
  • Khi muốn đăng hình ảnh.

Câu 12: Hành vi được cho là thiếu văn hóa khi giao tiếp với người khác?

  • Chăm chú nghe người khác nói chuyện.
  • Nhìn điện thoại không rời mắt.
  • Xin lỗi nghe điện thoại khi đang ngồi nói chuyện với người khác.
  • Nói vừa đủ khi nghe điện thoại ở nơi công cộng.

Câu 13: Cho các ý sau:
(1) Trả lời nhanh chóng mỗi khi nhân được email, tin nhắn đích danh mình.
(2) Nếu bận, nên hẹn trả lời sau, nhưng đừng để quá lâu.
(3) Văn phong trả lời nên lịch sự, tôn trọng đối phương.
(4) Nếu không muốn trả lời, nên gửi mail từ chối nhã nhặn.
Phép lịch sự khi trao đổi email, tin nhắn là:

  • (1), (3) và (4).
  • (1), (2), (3) và (4).
  • (2) và (3).
  • (1), (2) và (4).

Câu 14: Điền vào chỗ chấm (…….)
(……..) với người khác những gì mà (……..) không muốn phải nhận.

  • hãy làm – chính mình
  • chính mình – đừng làm
  • đừng làm – chính mình
  • chính mình – người khác

Câu 15: Đối với học sinh, cách tốt nhất nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là gì?

  • Nói lời xúc phạm người đó.
  • Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.
  • Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn.
  • Đe dọa người bắt nạt mình.

Câu 16: Em rất muốn khoe ảnh hoặc video dã ngoại cùng các bạn lên mạng vì hình ảnh của em rất đẹp. Nhưng bạn em không thích vì có một số ảnh bạn em không được như ý, em sẽ làm gì?

  • Em vẫn đăng, vì em chụp em có quyền đăng.
  • Em vẫn đăng vì hình của em đẹp, ảnh của bạn không đẹp cũng không sao.
  • Em vẫn đăng nhưng không cho bạn em biết.
  • Em sẽ không đăng, vì nếu đăng bạn em sẽ phiền lòng.

Câu 17: Những hành động nào dưới đây là không tử tế với người khác trên không gian mạng? (nhiều đáp án)

  • Không cho bạn dùng chung tài khoản mạng.
  • Không nói hết cho bạn những “bí mật” của mình.
  • Gửi đoạn ghi âm cho mọi người liên quan để nhắc lại rằng bạn đã có lỗi.
  • Đăng ảnh nhóm trong đó có bạn đang nhắm mắt.

Câu 18: Nếu bạn em đăng lên mạng một tấm ảnh có hình em nhắm mắt, biểu cảm khuôn mặt rất khó coi thì em nghĩ gì và sẽ làm gì?

  • Đăng ngay lên mạng xã hội để xả giận.
  • Bình luận với lời lẽ không hay vào bài viết của bạn.
  • Em sẽ góp ý nhẹ nhàng với bạn bằng cách nói chuyện trực tiếp hoặc nhắn tin để bạn rút kinh nghiệm.
  • Nhờ bạn bè vào bình luận bài của bạn với lời lẽ không hay.

Câu 19: Khi có chuyện bực tức một ai đó, mà em đang sử dụng mạng xã hội, em sẽ làm gì?

  • Đăng ngay lên mạng xã hội.
  • Không đăng lên mạng xã hội vì mạng xã hội không phải là nơi xả cơn giận.
  • Đăng lên mạng xã hội để chỉ trích người đó.
  • Nhờ bạn bè đăng lên mạng xã hội để xả giận.

Câu 20: Khi giao tiếp qua mạng chúng ta cần ứng xử như thế nào?

  • Mỗi người khi giao tiếp qua mạng đều thể hiện văn hóa ứng xử của mình.
  • Khi giao tiếp qua mạng không thể hiện văn hóa ứng xử của mình.
  • Cả 2 ý A và B đều đúng.
  • Ý kiến khác.

Câu 21: Khẳng định nào sau đây là sai:

  • Không chia sẻ những thông tin sai sự thật, những thông tin chưa qua kiểm chứng và không tuyên truyền những thông tin xấu.
  • Mạng xã hội là một xã hội thu nhỏ, ở đó con người giao tiếp, chia sẻ với nhau, cũng đồng nghĩa với việc sẽ có người nhìn thấy, dõi theo câu chuyện của chúng ta, chính vì vậy, việc cư xử lịch sự trên mạng xã hội cũng là một thước đo để đánh giá con người.
  • Có thể phê bình, công kích, không cần chú ý đến ngôn từ hay hậu quả vì đây là thế giới ảo, không sợ ai biết tên thật của mình.
  • Mỗi người hãy chọn lọc thông tin, suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra thông tin, bình luận gì ở trên mạng xã hội.

Câu 22: Để tham gia mạng an toàn em nên thực hiện những điều gì?

  • Không cung cấp thông tin cá nhân.
  • Không tin tưởng tuyệt đối người tham gia trò chuyện.
  • Sử dụng tên tài khoản trung lập, không quá đặc biệt.
  • Tất cả các phương án trên.
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top