tR

Trắc nghiệm
Bài 7 Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Câu 1: Căng thẳng là gì?

  • Là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó.
  • Là việc bạn cần để cho tâm trí và cơ thể được nghỉ ngơi.
  • Là sự thúc đẩy con người ta cố gắng, nỗ lực làm một việc nào đó để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Là trạng thái chán nản, không muốn làm một việc gì.

Câu 2: K chuẩn bị thi học sinh giỏi. Tuy nhiên, K cảm thấy bị căng thẳng rất nhiều. Nếu là bạn K, em sẽ làm gì để giúp bạn?

  • Mặc kệ bạn vì nó không liên quan đến mình.
  • Đưa bạn đi chơi.
  • Bảo bạn ôn bài kỹ.
  • Ngồi động viên, trò chuyện vui để bạn đỡ căng thẳng, bảo bạn coi nó như một bài kiểm tra nhỏ thường làm.

Câu 3: Nguyên nhân chủ quan gây ra tâm lí căng thẳng?

  • Suy nghĩ tiêu cực của bản thân.
  • Bạo lực gia đình.
  • Hoàn cảnh gia đình.
  • Kỳ vọng của thầy cô, bố mẹ.

Câu 4: Trong cuộc sống, những tình huống nào dẫn đến căng thẳng?

  • Đi du lịch cùng cơ quan.
  • Học tiếng anh.
  • Bị bạn bè bắt nạt.
  • Đọc sách trong thư viện.

Câu 5: Khi bị căng thẳng em nên làm gì?

  • Học tập thật tốt.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Tiếp tục làm việc.
  • Mắng chửi người khác.

Câu 6: Khi bị căng thẳng em khồng nên làm gì?

  • Nghe nhạc thư giãn.
  • Đọc sách thư giãn.
  • Mắng chửi người khác.
  • Ngủ đủ giấc.

Câu 7: Tình huống nào không khiến em bị căng thẳng?

  • Bị người lạ theo đuôi ở đoạn đường vắng. 
  • Đi chơi về muộn quá giờ quy định của bố mẹ.
  • Đi du lịch xa cùng bạn bè, cùng lớp.
  • Lần đầu tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

Câu 8: D thường xuyên bị căng thẳng trước giờ đi thi dù ôn bài rất kỹ. Nếu là D, em sẽ làm gì để bớt căng thẳng?

  • Không nghĩ gì hết, mặc kệ.
  • Đọc lại thật nhiều lần bài học.
  • Chơi game cho thư dãn đầu óc.
  • Tự nhủ coi nó như một bài kiểm tra bình thường mình vẫn làm.

Câu 9: Đâu là biểu hiện của căng thẳng?

  • Tinh thần phấn khởi, vui tươi.
  • Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…
  • Luôn thực hiện đúng những gì mình đã hứa.
  • Đến đúng hẹn, không để người khác chờ đợi.

Câu 10: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực?

  • Chẳng ai quan tâm đến mình cả!
  • Mình học thế này sẽ thi trượt mất!
  • Mình làm gì cũng thất bại!
  • Mình sẽ tìm được những người bạn tốt!

Câu 11: Gia đình T có hoàn cảnh khó khăn trong xã. T thường xuyên không tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi đi chơi cùng các bạn được. Đó là lí do, Y thường xuyên bị bạn bè cô lập, bắt nạt. Mỗi lần như vậy, em khóc rất nhiều nhưng không chia sẻ được với ai. Lâu dần, T cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc cùng người khác, em sẽ bị căng thẳng đến mức nói lắp không thành câu. Nếu là bạn của T, em sẽ làm gì?

  • Thường xuyên động viên, trò chuyện, giúp đỡ T. Đồng thời, nhắc nhở các bạn khác không nên có hành vi ứng xử thiếu tôn trọng với T nếu không sẽ báo giáo viên.
  • Mặc kệ không quan tâm.
  • Thường xuyên nói chuyện với T nhiều hơn để bạn bớt cô đơn khi ở trường.
  • Tham gia cùng các bạn khác bắt nạt T.

Câu 12: Để giảm thiểu tình trạng dễ bị căng thẳng, em không nên làm gì?

  • Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lí, khoa học.
  • Thức khuya để đọc truyện, lướt Wed, nghe nhạc.
  • Tâp luyện thể dục thể thao nhiều hơn.
  • Xây dựng kế hoạch học tập khoa học.

Câu 13: Để giảm thiểu tình trạng dễ bị căng thẳng, em nên làm gì?

  • Mắng chửi, coi thường người khác.
  • Bắt nạt người khác để tiêu khiển.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lí, khoa học.
  • Thường xuyên thức thâu đêm học bài.

Câu 14: Tình huống nào khiến em bị căng thẳng?

  • Chơi cùng bạn bè.
  • Làm bài kiểm tra khi chưa ôn bài.
  • Đi du lịch cùng gia đình hoặc bạn bè.
  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng câu lạc bộ.

Câu 15: Để giảm thiểu tình trạng dễ bị căng thẳng trong quá trình học tập, em nên làm gì?

  • Hỏi bài cô hoặc bạn bè khi không hiểu bài.
  • Chơi game nhiều hơn.
  • Trốn học nhiều hơn.
  • Làm bài thâu đêm.

Câu 16: Theo em, người ta thường căng thẳng khi làm những gì sau đây?

  • Chơi game.
  • Học tập.
  • Dã ngoại.
  • Bị bắt nạt.

Câu 17: H chuẩn bị đi thi Ielt lần đầu tiên, cậu đã chuẩn bị bài rất kĩ. Trong quá trình thi, cậu thường xuyên bị nói lắp, lơ đãng không nghĩ được gì. Kết quả, bài thi không tốt như dự kiến. Theo em, vì sao H lài bị như vậy?

  • Căng thẳng.
  • Thoải mái.
  • Trầm cảm.
  • Lo lắng.

Câu 18: Theo em, đâu là tình huống khiến học sinh bị căng thẳng?

  • Bị điểm kém trong kì thi cuối kì.
  • Được tuyên dương vì thành tích tốt
  • Được bố mẹ mừng tuổi.
  • Đi chơi với bạn bè.

Câu 19: H được phân công đại diện lớp lên giới thiệu sách trước toàn trường vào sáng thứ 2. H cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng khi phải đứng trước toàn trường. Nếu là bạn của H, em nên làm gì?

  • Cổ vũ bạn, khuyên bạn đừng căng thẳng vì bạn đã chuẩn bị rất kĩ rồi.
  • Mặc kệ để bạn tự bình ổn cảm xúc.
  • Bảo bạn đọc đi đọc lại bài giới thiệu.
  • Nói với mọi người không nói chuyện với H để H bình ổn cảm xúc.

Câu 20: Biện pháp nào giúp giải tỏa căng thẳng?

  • Điên cuồng làm bài tập.
  • Làm thật nhiều việc.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp.
  • Nói xấu người khác.
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top