tR

Trắc nghiệm
Bài 6 Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Câu 1: Căng thẳng là gì?

  • Là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó.
  • Là việc bạn cần để cho tâm trí và cơ thể được nghỉ ngơi.
  • Là sự thúc đẩy con người ta cố gắng, nỗ lực làm một việc nào đó để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Là trạng thái chán nản, không muốn làm một việc gì.

Câu 2: Đâu là việc khiến học sinh hay bị căng thẳng?

  • Áp lực điểm số.
  • Giờ ra chơi.
  • Cô gọi trả bài.
  • Tham gia câu lạc bộ.

Câu 3: Trong cuộc sống, những tình huống nào dẫn đến căng thẳng?

  • Đi du lịch cùng cơ quan.
  • Học tiếng anh.
  • Bị bạn bè bắt nạt.
  • Đọc sách trong thư viện.

Câu 4: H sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Bố mẹ, các chị của cậu ai cũng có thành tích học tập khủng. H là con trai út trong nhà nên được mọi người đặt rất nhiều kì vọng. Vì vậy, mỗi lần bị điểm kém, bố mẹ H đều tỏ ra tức dận và không hài lòng. Lâu dần, H luôn cố gắng học tập, không dám ngủ nhiều, cậu rất sợ bị điểm kém, mỗi lần bị điểm kém cậu đều bật khóc nức nở. Theo em, điều gì khiến H đang có biểu hiện như vậy?

  • Lo lắng.
  • Căng thẳng.
  • Sợ hãi.
  • Trầm cảm.

Câu 5: Đâu không phải là tình huống gây căng thẳng mà học sinh thường gặp?

  • Khi chưa học bài cũ trước khi đến lớp.
  • Khi cô giáo gọi em lên bảng kiểm tra bài cũ.
  • Không biết làm một bài tập khó.
  • Nỗi lo cơm áo, gạo, tiền.

Câu 6: Gia đình T có hoàn cảnh khó khăn trong xã. Em thường xuyên không tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi đi chơi cùng các bạn được. Đó là lí do, em thường xuyên bị bạn bè cô lập, bắt nạt. Mỗi lần như vậy, em khóc rất nhiều nhưng không chia sẻ được với ai. Lâu dần, T cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc cùng người khác, em sẽ bị căng thẳng đến mức nói lắp không thành câu. Nếu là bạn của T, em sẽ làm gì?

  • Thường xuyên động viên, trò chuyện, giúp đỡ T. Đồng thời, nhắc nhở các bạn khác không nên có hành vi ứng xử thiếu tôn trọng với T nếu không sẽ báo giáo viên.
  • Mặc kệ không quan tâm.
  • Thường xuyên nói chuyện với T nhiều hơn để bạn bớt cô đơn khi ở trường.
  • Tham gia cùng các bạn khác bắt nạt T.

Câu 7: Theo em, nguyên nhân nào xuất phát từ khi còn bé khiến người ta dễ bị căng thẳng sau khi lớn?

  • Mất người thân từ sớm.
  • Hoàn cảnh gia đình khó khăn.
  • Chấn thương tâm lí khi còn nhỏ.
  • Kết quả học tập không tốt.

Câu 8: Theo em, người ta thường căng thẳng khi làm những gì sau đây?

  • Chơi game.
  • Học tập.
  • Dã ngoại.
  • Bị bắt nạt.

Câu 9: Tình huống nào khiến em bị căng thẳng?

  • Chơi cùng bạn bè.
  • Làm bài kiểm tra khi chưa ôn bài.
  • Đi du lịch cùng gia đình hoặc bạn bè.
  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng câu lạc bộ.

Câu 10: Tình huống nào không khiến em bị căng thẳng?

  • Bị người lạ theo đuôi ở đoạn đường vắng. 
  • Đi chơi về muộn quá giờ quy định của bố mẹ.
  • Đi du lịch xa cùng bạn bè, cùng lớp.
  • Lần đầu tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

Câu 12: Cẳng thẳng có thể gây ra tình trạng:

  •  Mất tập trung, hay quên.
  • Thư giãn thoải mái.
  • Vui vẻ, năng động.
  • Hạnh phúc, tự tin.

Câu 13: Đâu là biểu hiện của căng thẳng?

  • Tinh thần phấn khởi, vui tươi.
  • Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…
  • Luôn thực hiện đúng những gì mình đã hứa.
  • Đến đúng hẹn, không để người khác chờ đợi.

Câu 14: Phương án nào dưới đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

  • Tự ti vì năng lực của mình.
  • Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
  • Tự tạo áp lực cho bản thân.
  • Bị bạn bè cô lập.

Câu 15: Nguyên nhân chủ quan gây ra tâm lí căng thẳng?

  •  Suy nghĩ tiêu cực của bản thân.
  • Bạo lực gia đình.
  • Hoàn cảnh gia đình khó khăn.
  • Kỳ vọng của thầy cô, bố mẹ.

Câu 16: Tình huống nào dưới đây có biểu hiện của tâm lí căng thẳng?

  • V bị cô lập biên bản hủy thành tích thi vì chép phao.
  • T thường xuyên ngủ gật trong lớp.
  • K thường xuyên đọc sách trong thư viện.
  • V từng bị bạo lực học đường nên sợ tiếp xúc với người khác.

Câu 17: Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người?

  • Xung đột, tranh cãi với bạn bè.
  • Gia đình không hạnh phúc.
  • Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn.
  • Được bố mẹ đưa đi du lịch.

Câu 18: H chuẩn bị đi thi Ielt lần đầu tiên, cậu đã chuẩn bị bài rất kĩ. Trong quá trình thi, cậu thường xuyên bị nói lắp, lơ đãng không nghĩ được gì. Kết quả, bài thi không tốt như dự kiến. Theo em, vì sao H lài bị như vậy?

  • Căng thẳng.
  • Thoải mái.
  • Trầm cảm.
  • Lo lắng.

Câu 19: Khi bị căng thẳng em nên làm gì?

  • Học tập thật tốt.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Tiếp tục làm việc.
  • Mắng chửi người khác.

Câu 20: Khi bị căng thẳng em không nên làm gì?

  • Nghe nhạc thư giãn.
  • Đọc sách thư giãn.
  • Mắng chửi người khác.
  • Ngủ đủ giấc.
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top