Phần Lịch Sử
Phẩn I. Trắc nghiêm khách quan.
Câu 1. Dưới tác động của quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây, xã hội Đông Nam Á có những chuyển biến nào sau đây?
- Xuất hiện giai cấp địa chủ.
- Xuất hiện thêm giai cấp địa chủ và tư sản
- Tầng lớp quý tộc mới chiếm tỉ lệ đông đảo nhất.
- Xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới.
Dưới tác động của quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây, xã hội Đông Nam Á đã xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới.
Câu 2. Trên lĩnh vực chính trị, các nước tư bản phương Tây đã thi hành chính sách cai trị nào đối với nhân dân Đông Nam Á?
- Cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập các đồn điền trồng cây cao su.
- Phát triển giao thông vận tải để phục vụ cho mục đích kinh tế và quân sự.
- Chia một nước hoặc một vùng thuộc địa thành các đơn vị hành chính mới.
- Chính sách giáo dục “ngu dân”, kì thị chung tộc; chia rè đoàn kết dân tộc.
Sau khi chiếm đóng, chính quyền thực dân phương Tây đã chia một nước hoặc một vùng thuộc địa (ở Đông Nam Á) thành các đơn vị hành chính với những chinh sách cai trị khác nhau.
Câu 3. Đến cuối thế kỉ XVIII, xã hội Pháp chia thành ba đẳng cấp là
- Quý tộc, tư sản và công nhân
- Quý tộc, tư sản và nông dân.
- Quý tộc, tăng lữ và nông dân.
- Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba.
Câu 4. Giai cấp công nhân ở các nước tư bản Ầu - Mỹ ra đời trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
- Trước khi cách mạng tư sản bùng nổ ở châu Ầu và Bắc Mỹ.
- Các thành thị trung đại ở Tày Âu xuất hiện.
- Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc.
- Phương thức sán xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển.
Giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mỹ ra đời trong bối cảnh: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển.
Câu 5. Năm 1527, Mạc Đăng Dung đã phế truất vị vua nào?
- Lê Chiêu Thống
- Lê Cung Hoàng
- Lê Anh Tông
- Lê Hiền Tông
Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lật đổ triều Lê Sơ, lên ngôi vua. Triều Mạc được thành lập, vẫn đóng đô Thăng Long, sử gọi là Bắc triều.
Câu 6. Vương triều Mạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Vua Lê ăn chơi không lo đến đất nước nên bị nhà Minh xâm lược.
- Nhà Lê suy thoái, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nôi dậy ở khắp mọi nơi.
- Nhân dân không phục với các chính sách của vua Lê nên đã tôn Mạc Đăng Dung lên làm vua.
- Mạc Đăng Dung nổi dậy cướp ngôi vua Lê để gjành chính quyền.
Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp. Các vua Lê như Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính và đời sống nhân dân... Bọn quan lại, địa chủ cũng nhân đó mà hạch sách, chiếm đoạt ruộng đất. Nhân dân cực khổ đã vùng dậy đấu tranh... Một số thế lực phong kiến cũng hợp quân, đánh nhau... Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê phải nhường ngôi và lập ra nhà Mạc....
Câu 7. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
- C.Mác và Ph. Ăng-ghen xuất bản bộ Tư bản.
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bô.
- Cuốn sách Tình cảnh giai cấp công nhân Anh ra đời.
- Giai cấp công nhân Pháp thành lập Công xã Pa-ri.
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Câu 8. Cuộc khởi nghĩa nông dân nào sau đây không diễn ra ờ thế kỉ XVIII?
- Khởi nghĩa Yên Thế.
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất.
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.
- Khởi nghĩa Nguyền Hừu cầu.
Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra trong khoảng thời gian 1884 - 1913
Câu 9. Hoàng Công Chất tập hợp nghĩa quân xây dựng căn cứ ở đâu?
- Tam Đáo (Vĩnh Phúc).
- Điện Biên.
- Đồ Sơn, Vân Đồn.
- Thanh Hóa, Nghệ An.
Câu 10. Kết quả của các phong trào nông dân ở Đàng Ngoài là
- Giành thắng lợi to lớn.
- Thất bại, nhiều thù lĩnh bị bắt, bị xừ tử.
- Được nhân dân hết lòng ủng hộ.
- Đảy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào khủng hoang.
Câu 11. Phong trào Tây Sơn bùng nổ năm 1771 do một trong những nguyên nhân nào sau đây?
- Chính quyền phong kiến đã khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
- Triều đình Mãn Thanh đưa quân xâm lược Đại Việt.
- Trương Phúc Loan tạo phản, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.
- Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm đem quân sang giúp đỡ.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Phong trào Tây Sơn là: chính quyền phong kiến đã khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
Câu 12. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào?
- ngày càng suy yếu, khủng hoảng.
- được hình thành và bước đầu phát triền.
- phát triển đến đỉnh cao.
- đã sụp đổ hoàn toàn.
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, khủng hoảng.
+ Nhà nước phong kiến tăng cường vơ vét nhân dân thông qua các loại thuế.
+ Quan lại nhũng nhiễu dân chúng.
+ Sản xuất nông nghiệp suy giảm, thủ công nghiệp - thương nghiệp trì trệ.
+ Đời sống nhân dân cực khổ.
Câu 13. Nét nổi bật về kinh tế thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII là gì?
- Các nghề thủ công truyền thống bị mai một và kém phát triển.
- Các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển.
- Ngành khai thác mỏ phát triển mạnh trên quy mô lớn
- Thợ thủ công đã chế tạo được các tàu thuỷ chạy bằng hơi nước.
Nét nổi bật về kinh tế thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII là: các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển.
Câu 14. Các đô thị nổi tiếng ở Đàng Ngoài của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII là
- Thanh Hà, Hội An.
- Bến Nghé, Cù Lao Phố.
- Kẻ Chợ, Phố Hiến.
- Mỹ Tho, Tiền Giang.
Cùng với Kẻ Chợ, Đàng Ngoài còn nổi tiếng với Phố Hiến (Hưng Yên) nên dân gian có câu: “Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì Phố Hiến".
Câu 15. Những vùng nông nghiệp trù phú nhất Đại Việt trong các thế ki XVII - XVIII là lưu vực
- sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
- sông Hồng và sông Đà.
- sông Gianh và sông Thu Bồn.
- sông Hồng và sông Thái Bình.
Vùng lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long là những vùng nông nghiệp trù phú nhất cả nước trong các thế kỉ XVII - XVIII.
Câu 16. Cuộc chiến đấu giữa các chiến sĩ Công xã Pa-ri vói quân đội chính phủ tư sàn từ ngày 21/5/1871 đến ngày 28/5/1871 được gọi là
- tuần lề đẫm máu
- tuần lễ vàng.
- tuần lề đặc biệt.
- tuần lề đen tối.
Câu 17. Trên lĩnh vực kinh tế, Hội đồng Công xã Pa-ri đã ban hành chính sách nào sau đây?
- Giáo dục công miễn phí và không dạy giáo lí trong nhà trường.
- Giải thể quân đội thường trực, trang bị vũ khí cho dân chúng.
- Tiêp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiêm soát.
- Giai tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.
- Trên lĩnh vực kinh tế, Hội đồng Công xã Pa-ri đã ban hành chính sách:
+ Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát
+ Tịch thu và phân chia lại những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.
+ Bình ổn giá bán bánh mì.
Câu 18. Trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các nước Anh, Pháp, Mỹ và Đức đều thi hành chính sách đối ngoại nào sau đây?
- Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
- Tiến hành những cải cách dân chủ tiến bộ.
- Mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa.
- Thi hành chính sách bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản
Trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các nước Anh, Pháp, Mỹ và Đức đều thi hành chính sách đối ngoại: mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa.
Câu 19. Đế quốc thực dân nào được mệnh danh là “Đế quốc Mặt trời không bao giờ lặn” ?
- Mỹ
- Anh
- Đức
- Pháp
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, do có hệ thống thuộc địa trải rộng ở khắp các châu lục, nên đế quốc Anh được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.
Câu 20. Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp cùa Mỹ đứng ở vị trí thứ mấy trên thế giới?
- Thứ 2 thế giới
- Thứ 3 thế giới
- Thứ 4 thế giới
- Dan đầu thế giới
Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, từ vị trí thứ tư (sau Anh, Pháp, Đức), Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
0 Comments:
Đăng nhận xét