Loading web-font TeX/Math/Italic
tR

Câu 1: Oxide acid có đặc điểm là

  • tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
  • tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
  • không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.
  • chỉ tác dụng được với muối.

Oxide acid lànhững oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

Câu 2: Oxide là

  • hỗn hợp các nguyên tố oxygen với một số nguyên tố hóa học khác.
  • hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác.
  • hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác.
  • hợp chất của oxygen với một nguyên tố hóa học khác.

Oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố hóa học khác. Ví dụ Na2O, SO2…

Câu 3: Oxide lưỡng tính có đặc điểm là

  • tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
  • tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.
  • tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
  • chỉ tác dụng được với muối.

Oxide lưỡng tính lànhững oxide tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid. Ví dụ: Al2O3 Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Câu 4: Oxide base có đặc điểm là

  • chỉ tác dụng được với muối.
  • tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
  • tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
  • không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.

Oxide base là những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước. Ví dụ: MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O.

Câu 5: Oxide nào sau đây là oxide acid (acidic oxide)?

  • SO_2.
  • Na_2O
  • Al_2O_3
  • CO

$$SO_2$ là oxide acid (acidic oxide).

Câu 6: Oxide nào sau đây là oxide trung tính?

  • CO_2
  • K_2O
  • CO
  • Al_2O_3

Oxide trung tính là oxide không có tính chất của oxide acid cũng không có tính chất của oxide base. CO là oxide trung tính.

Câu 7: Oxide nào sau đây là oxide lưỡng tính?

  • SO_2
  • N_2O
  • CO
  • Al_2O_3

Oxide lưỡng tính là những oxide tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.
 Al_2O_3 là oxide lưỡng tính.
 Al_2O_3 + 6HCl → 2AlCl_3 + 3H_2O
 Al_2O_3 + 2NaOH → 2NaAlO_2 + H_2O

Câu 8: Bóng cười hay còn gọi là khí gây cười là một chất khí không màu, không mùi. Khi người dùng hít vào cho cảm giác hưng phấn, vui vẻ. Bên cạnh đó, người dùng gặp ảo giác và các triệu chứng đau đầu, nôn, mệt mỏi, rùng mình,...Thành phần chính của bóng cười là dinitrogen oxide có công thức hoá học là

  • NO_2
  • N_2O
  • NO
  • CO

Thành phần chính của bóng cười là dinitrogen oxide có công thức hoá học là N_2O.

Câu 9: Khi sản xuất nước ngọt có gas người ta thường oxide nào ở áp suất cao để tăng khả năng hòa tan của oxide đó trong nước

  • SO_2
  • CO_2
  • CaO
  • Cr_2O_3

Khí được nén trong nước ngọt có gas là CO_2.

Câu 10: Dãy chất gồm các oxide base là

  • CuO, NO, MgO, CaO.
  • CaO, CO_2, K_2O, Na_2O.
  • K_2O, FeO, P_2O_5, Mn_2O_7.
  • CuO, CaO, MgO, Na_2O.

Các oxide base là CuO, CaO, MgO, Na_2O.

Câu 11: Một oxide được sử dụng phần lớn để sản xuất H_2SO_4. Ngoài ra, oxide đó còn được dùng để tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy, làm chất diệt nấm mốc. Oxide đó là

  • SO_2
  • BaO
  • Al_2O_3
  • MgO

Oxide dùng để sản xuất H_2SO_4 và dùng để làm chất tẩy trắng là SO_2.

Câu 12: Dãy chất gồm các oxide acid là

  • SO_2, P_2O_5, CO_2, SO_3.
  • CO_2, SO_2, NO, P_2O_5.
  • CO_2, SO_2, Na_2O, NO_2.
  • H_2O, CO, NO, Al_2O_3.

Dãy chất gồm các oxide acid là SO_2, P_2O_5, CO_2, SO_3.

Câu 13: Cho 23,5 gam potassium oxide (K2O) tác dụng với vừa đủ 250 ml HCl thu được KCl và H2O. Nồng độ mol của HCl là

  • 1M
  • 2M.
  • 0,5M
  • 1,5M

n_{K_2O} = \Large{\frac{23,5} {94}} = 0,25 (mol)
PTHH K_2O + 2HCl → 2KCl + H_2O
                        0,25              0,5 (mol)
 n_HCl = 2nK_2O = 2 . 0,25 = 0,5 (mol)
CHCl = \Large{\frac{0,5} {0,25}} = 2(M)

Câu 14: Cho sơ đồ phản ứng: X + CaCO_3 + H_2O → Ca(HCO_3)_2
Chất X là

  • SO_2
  • CO
  • CO_2
  • CO_3

Chất X là CO_2.
CO_2 + CaCO_3 + H_2O → Ca(HCO_3)_2.

Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top