Câu 1: Muối nào sau đây không tan trong nước?
- CaSO_4
- Ca(NO_3)_2.
- CuSO_4
- BaSO_4
Muối không tan trong nước là BaSO_4.
Câu 2: Điền vào chỗ trống: "Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion ... trong ... bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH^+_4)."
- OH^-, base.
- OH^-, acid.
- H^+, acid.
- H^+, base.
"Muối là những hợp chất được tạp ra khi thay thế ion H^+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH^+_4)”.
Câu 3: Công thức hoá học của muối có tên gọi calcium carbonate là
- CaC_2
- CaCO_3
- CaSO_4
- Ca(HCO_3)_2
Công thức của calcium carbonate là CaCO_3.
Câu 4: Muối nào sau đây không tan trong nước?
- KCl
- BaCO_3
- KNO_3
- ZnCl_2
Muối không tan trong nước là BaCO_3.
Câu 5: Tính chất hóa học của muối là
- A, B, C đều đúng.
- tác dụng với kim loại.
- tác dụng với acid.
- Tác dụng với dung dịch base.
Tính chất hóa học của muối là tác dụng với kim loại; tác dụng với acid; tác dụng với dung dịch base; tác dụng với kim loại và tác dụng với muối.
Câu 6: Muối ăn có công thức hoá học là
- Na_2SO_4
- NaCl
- Na_2CO_3
- Na_2S
Công thức hoá học của muối ăn là NaCl.
Câu 7: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là
- không có hiện tượng gì.
- có kết tủa đỏ nâu.
- có khí thoát ra.
- có khí mùi hắc.
PTHH: 3KOH + FeCl_3 → Fe(OH)_3 + 3KCl
Phản ứng xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ Fe(OH)_3.
Câu 8: Hợp chất NaHSO_4 có tên gọi là
- sodium sulfate.
- sodium hydrogensulfate.
- sodium sulfite.
- sodium sulfuric
Hợp chất NaHSO_4 có tên gọi là sodium hydrogensulfate.
Câu 9: Cho phương trình hoá học: BaCO_3
+
2HCl
→
BaCl_2
+
Y
+
H_2O
Vậy chất Y là
- CO
- H_2
- CO_2
- Cl_2
PTHH: BaCO_3 + 2HCl → BaCl_2 + CO_2 + H_2O
Câu 10: Hãy cho biết muối nào sau đây có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch acid H2SO_4 loãng?
- AgSO_4
- CuSO_4
- ZnSO_4
- AgCl
PTHH: Zn + H_2SO_4 → ZnSO_4 + H2.
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(1) Một số muối tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới.
(2) Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
(3) Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
(4) Phản ứng trung hòa không thuộc loại phản ứng trao đổi.
Số phát biểu đúng là
- 1.
- 3.
- 4.
- 3.
Các phát biểu đúng là: (1) Một số muối tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới. (2) Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới. (3) Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
Câu 12: Trộn 2 dung dịch nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa?
- BaCl)2, Na_2SO_4.
- NaCl, K_2SO_4.
- Na_2CO_3, Ba(OH)_2.
- BaCl_2, AgNO_3.
2 dung dịch NaCl và K_2SO_4 không phản ứng với nhau, do không thoả mãn điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch.
Câu 13: Cho dãy các chất: KCl, Cu(OH)_2, BaO, MgCO_3, ZnCl_2, KOH, CuSO_4, NH_4NO_3. Số lượng muối có trong dãy là
- 3.
- 4
- 6
- 5.
Các chất là muối có trong dãy: KCl; MgCO_3; ZnCl_2; CuSO_4; NH_4NO_3.
Câu 14: Cho 35 gam CaCO_3 vào dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu lít khí CO_2 ở điều kiện chuẩn?
- 7,84 lít.
- 6,72 lít.
- 5,90 lít.
- 8,68 lít.
n
CaCO_3
=\Large{\frac{35} {100}} =
0
,35
(mol)
PTHH: CaCO_3
+
2HCl
→
CaCl_2
+
H_2O + CO_2
Ta có: n_{CO_2} =
n_{CaCO_3} =
0
,35
(mol)
⇒ V_{CO_2} =
n
.
24
,79
=
0
,35.24,79 =
8
,68
(L)
Câu 15: Muối được sử dụng làm bột nở cho bánh quy xốp là muối nào sau đây?
- NH_4HCO_3
- Na_2CO_3
- NaCl
- Na_2SO_4
Muối được sử dụng làm bột nở cho bánh quy xốp là NH_4HCO_3 vì ở nhiệt độ cao muối này bị phân hủy hoàn toàn thành khí:
NH_4
HCO_3 (t ^o) →
NH _3
+
CO_2
+
H_2O
0 Comments:
Đăng nhận xét