tR

 A. Lý thuyết và phương pháp giải

- Nguyên tử có khối lượng rất nhỏ, do vậy để biểu thị khối lượng nguyên tử, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là amu (automic mass unit).

                1 amu = 1,6605 × 10-24 gam

- Khối lượng của một nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton, neutron electron có trong nguyên tử đó.

- Proton neutron đều có khối lượng xấp xỉ bằng 1 amu. Khối lượng của electron là 0,00055 amu, nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của proton và neutron nên có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân (khối lượng proton và neutron).

B. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Quan sát mô hình và cho biết khối lượng nguyên tử carbon là

Tính khối lượng nguyên tử lớp 7 (cách giải + bài tập)

    A. 6 amu.              

    B. 12 amu.            

    C. 18 amu.            

    D. 12 gram.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Nguyên tử carbon có 6 proton và 6 neutron. Khối lượng nguyên tử carbon là:

    6 × 1 + 6 × 1 = 12 (amu).

Ví dụ 2Một nguyên tử nhôm (aluminium) có 13 proton; 13 electron và 14 neutron. Khối lượng nguyên tử nhôm này là

    A. 26 amu.            

    B. 40 amu.            

    C. 28 amu.            

    D. 27 amu.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Do khối lượng electron nhỏ hơn nhiều lần khối lượng proton và neutron nên coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân (khối lượng proton và neutron).

Khối lượng hạt nhân nguyên tử nhôm là:

    13 × 1 + 14 × 1 = 27 (amu).

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Một nguyên tử sodium có 11 proton, 11 electron và 12 neutron. Khối lượng của nguyên tử sodium này là

    A. 22 amu.

    B. 23 amu.

    B. 24 amu.

    D. 34 amu.

Câu 2Trong các nguyên tử sau, nguyên tử nào có khối lượng nguyên tử lớn nhất?

    A. Na.

    B. O.

    C. Ca.

    D. H.

Câu 3Cho mô hình nguyên tử sau:

Tính khối lượng nguyên tử lớp 7 (cách giải + bài tập)

Khối lượng nguyên tử này là

    A. 7 amu.

    B. 14 amu.

    C. 21 amu.

    D. 14 gram.

Câu 4: Cho mô hình nguyên tử silicon như sau:

Tính khối lượng nguyên tử lớp 7 (cách giải + bài tập)

Nhận xét nào sau đây là đúng?

    A. Nguyên tử silicon có 4 lớp electron.

    B. Vỏ nguyên tử silicon có 14 neutron.

    C. Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử silicon là 28 hạt.

    D. Khối lượng nguyên tử silicon là 28 amu.

Câu 5: Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Khối lượng nguyên tử X là

    A. 30 amu.

    B. 31 amu.

    C. 32 amu.

    D. 33 amu.

Câu 6: Hạt nhân một nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của một nguyên tử flourine xấp xỉ bằng

    A. 9 amu.

    B. 10 amu.

    C. 19 amu.

    D. 28 amu.

Câu 7: Khối lượng của một nguyên tử oxygen bằng 26,5595.10-24 g. Khối lượng nguyên tử oxygen theo amu là

    A. 15,99.

    B. 14,99.

    C. 16,99.

    D. 17,99.

Câu 8Tại sao nói khối lượng của nguyên tử chính là khối lượng của hạt nhân?

    A. Khối lượng của electron rất nhỏ.

    B. Khối lượng của electron rất nhỏ so với tổng khối lượng của proton và neutron.

    C. Khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton.

    D. Khối lượng của electron rất lớn.

Câu 9Một nguyên tử carbon có khối lượng là 1,9926 × 10-23 gam. Khối lượng nguyên tử carbon tính theo đơn vị amu là ? (biết 1 amu = 1,6605×10-24 gam)

    A. 12 amu.

    B. 24 amu.

    C. 6 amu.

    D. 48 amu.

Câu 10Cho các phát biểu sau:

(1) Trong mỗi nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau.

(2) Điện tích hạt nhân bằng tổng điện tích của các hạt proton trong nguyên tử.

(3) Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.

(4) Proton và electron có khối lượng xấp xỉ bằng nhau.

Số phát biểu đúng là

    A. 1.

    B. 2.

    C. 3.

    D. 4.

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top