Câu 1: Phương trình hóa học dùng để biểu diễn
- hiện tượng hóa học
- hiện tượng vật lí
- sơ đồ phản ứng hóa học
- ngắn gọn phản ứng hóa học
Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học
Câu 2: Sơ đồ phản ứng gồm
- Các chất sản phẩm
- Các chất phản ứng và các sản phẩm
- Các chất phản ứng
- Các chất phản ứng và một sản phẩm
Sơ đồ phản ứng gồm các chất phản ứng và các sản phẩm được viết dưới dạng công thức hóa học
Câu 3: Sắp xếp đúng trình tự các bước lập PTHH:
1) Viết PTHH
2) Cân bằng số nguyên tử của từng nguyên tố : tìm hệ số thích hợp đặt trước CTHH
3) Viết sơ đồ phản ứng là phương trình chữ của chất tham gia và sản phẩm
4) Viết sơ đồ phản ứng gồm CTHH của các chất tham gia và các sản phẩm
- 1, 3, 4.
- 4, 3, 2.
- 4, 2, 1.
- 4, 2, 1.
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của chất tham gia, sản phẩm.
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở chất tham gia và chất tạo thành là bằng nhau.
Bước 3: Viết thành phương trình hóa học.
=> Thứ tự đúng là: 4, 2, 1
Câu 4:PTHH cho biết:
- Tỉ lệ số về số nguyên tử, số phân tử từng cặp chất tham gia
- Tỉ lệ số về nguyên tử giữa các chất trong phản ứng
- Tỉ lệ số về số phân tử giữa các chất trong phản ứng
- Tỉ lệ số về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng
Phương trình hóa học cho ta biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.
Câu 5: Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của phản ứng: $Na + O_2 ---> Na_2O?$
- số nguyên tử Na : số phân tử $O_2$ : số phân tử $Na_2O$ = 1 : 1 : 1
- số nguyên tử Na : số phân tử $O_2$ : số phân tử $Na_2O$= 4 : 1 : 2
- số nguyên tử Na : số phân tử $O_2$ : số phân tử $Na_2O$= 2 : 1 : 2
- số nguyên tử Na : số phân tử $O_2$ : số phân tử $Na_2O$= 2 : 1 : 1
Sơ đồ phản ứng: $Na + O_2 ---> Na_2O?$
- Nhận thấy bên phải lẻ O, bên trái chẵn O => thêm hệ số 2 trước $Na_2O$: Na + $O_2$ ---> 2$Na_2O$ => O 2 bên đã bằng nhau
- Bên trái có 1 Na, bên phải có 4 Na => thêm 4 vào trước Na
=> PTHH: 4Na + $O_2$→ 2$Na_2O$
=> số nguyên tử Na : số phân tử $O_2$: số phân tử $Na_2O$= 4 : 1 : 2
Câu 6: Biết rằng nhôm Al tác dụng với khí oxi tạo ra chất $Al_2O_3$. Lập phương trình hóa học của phản ứng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử Al lần lượt với số phân tử của hai chất khác trong phản ứng.
- Tỉ lệ: nguyên tử Al: phân tử $O_2$: phân tử $Al_2O_3$ = 4 : 5 : 2.
- Tỉ lệ: nguyên tử Al: phân tử $O_2$: phân tử $Al_2O_3$= 4 : 3 : 1
- Tỉ lệ: nguyên tử Al: phân tử $O_2$: phân tử $Al_2O_3$= 4 : 2 : 2.
- Tỉ lệ: nguyên tử Al: phân tử $O_2$: phân tử $Al_2O_3$= 4 : 3 : 2.
PTHH: $4Al+ $3O_2$ ->2$Al_2O_3$ Tỉ lệ: nguyên tử Al: phân tử $O_2$: phân tử $Al_2O_3$= 4: 3: 2.
Câu 7: Cho PTHH: 2Cu + $O_2$→ 2CuO. Tỉ lệ giữa số nguyên tử đồng : số phân tử oxi: số phân tử CuO là:
- 1:2:1
- 2:1:1
- 2:2:1
- 2:1:2
Tỉ lệ giữa số nguyên tử đồng : số phân tử oxi: số phân tử CuO là: 2:1:2
Câu 8: Cho PƯHH : Fe + $O_2$→ $Fe_3O_4$. Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng lần lượt là:
- 1: 2: 1
- 3: 2 : 1
- 3: 4 : 1
- 1: 4: 1
PTHH: 3Fe +2 $O_2$ → $Fe_3O_4$. Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng lần lượt là: 3: 2 : 1
Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau: $Na_2CO_3 + CaCl_2 ---> CaCO_3 + NaCl$
- Tỉ lệ phân tử $Na_2CO_3$ : $CaCl_2$ = 2 : 1
- Tỉ lệ phân tử $Na_2CO_3$: NaCl = 1 : 2
- Tỉ lệ phân tử $Na_2CO_3$: $CaCO_3$= 1 : 2
- Tỉ lệ phân tử $CaCO_3$ : $CaCl_2$= 3 : 1
Sơ đồ phản ứng: $Na_2CO_3$+ $CaCl_2$---> $CaCO_3$+ NaCl
Nhận thấy bên trái có 2 nguyên tử Na và 2 nguyên tử Cl, bên phải có 1 Na và 1Cl
=> thêm 2 trước NaCl $Na_2CO_3$ + $CaCl_2$→ $CaCO_3$+ 2NaCl
=> tỉ lệ phân tử $Na_2CO_3$: $CaCl_2$= 1 : 1
=> A sai
Tỉ lệ phân tử $Na_2CO_3$: $CaCO_3$= 1 : 1
=> B sai
Tỉ lệ phân tử $Na_2CO_3$: NaCl = 1 : 2
=> C đúng
Tỉ lệ phân tử $CaCO_3$: $CaCl_2$= 1 : 1
=> D sai
Câu 10: Biết rằng photpho đỏ P tác dụng với khí oxi tạo ra hợp chất $P_2O_5$. Lập phương trình hóa học của phản ứng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử P lần lượt với số phân tử của hai chất khác trong phản ứng.
- Tỉ lệ: nguyên tử P: phân tử $O_2$: phân tử $P_2O_5$ = 3: 5: 2.
- Tỉ lệ: nguyên tử P: phân tử $O_2$: phân tử $P_2O_5$= 4: 1: 2.
- Tỉ lệ: nguyên tử P: phân tử $O_2$: phân tử $P_2O_5$= 4: 2: 2.
- Tỉ lệ: nguyên tử P: phân tử $O_2$: phân tử $P_2O_5$= 4: 5: 2.
Phương trình hóa học của phản ứng: 4P + 5$O_2$ →2$P_2O_5$.
Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng sau: $BaCO_3 +HCl → BaCl_2 + H_2O + CO_2$ Chọn nhận định đúng, sau khi lập phương trình hóa học
- Tỉ lệ phân tử $BaCO_3$ : HCl = 2: 1
- Tỉ lệ phân tử $BaCO_3$: HCl = 1: 2
- Hệ số cân bằng của $Na_2CO_3$ , $BaCl_2$, $BaCO_3$, $NaCl$ lần lượt là 1, 1, 1, 2
- Tỉ lệ phân tử $BaCO_3$: HCl = 3: 1
PTHH: $BaCO_3$+2HCl → $BaCl_2$+ $H_2O + CO_2$
Câu 12: Biết rằng kim loại Mg tác dụng với axit sunfuric $H_2SO_4$ tạo ra khí hiđro ($H_2$) và chất magie sunfat $MgSO_4$. Chọn nhận định đúng
- 1 nguyên tử Mg phản ứng với 2 phân tử $H+2SO_4$
- Số phân tử Mg phản ứng bằng số phân tử $H_2$ phản ứng
- Hệ số phản ứng sau khi cân bằng của $Mg, H_2SO_4, MgSO_4, H_2$ lần lượt là 3; 2; 1; 1
- Phương trình phản ứng sau cân bằng: $Mg + H_2SO_4 → MgSO_4 + H_2$
Sơ đồ phản ứng: $Mg + H_2SO_4 → MgSO_4 + H_2$
Nhận thấy số nguyên tử mỗi nguyên tố 2 bên đều bằng nhau
=> PTHH: $Mg + H_2SO_4 → MgSO_4 + H_2$
=> A đúng
B sai vì 1 nguyên tử Mg phản ứng với 1 phân tử $H+2SO_4$
C sai vì phân tử H2 là sản phẩm, không phải chất phản ứng
D sai vì hệ số phản ứng sau khi cân bằng là 1; 1; 1; 1.
Câu 13: Biết rằng khí etilen $C_2H_4$ cháy là phản ứng xảy ra với oxi $O_2$, sinh ra $CO_2$ và nước. Lập phương trình hóa học của phản ứng và cho biết phát biểu nào sau đây sai
- số phân tử oxi : số phân tử etilen = 3: 1
- số phân tử etilen: số nguyên tử oxi = 1: 3
- số phân tử etilen: số phân tử cacbon đioxit = 1: 2
- hệ số cân bằng của $C_2H_4 , O_2, CO_2, H_2O$ lần lượt là 1, 3, 2, 2
Phương trình hóa học: $C_2H_4 + 3O_2 → 2CO_2 + 2H_2O$
Câu 14:Cho sơ đồ phản ứng sau: $BaCO_3 +HCl → BaCl_2 + H_2O + CO_2$ Chọn nhận định đúng, sau khi lập phương trình hóa học
- Tỉ lệ phân tử $BaCO_3$ : HCl = 2: 1
- Hệ số cân bằng của $Na_2CO_3 , BaCl_2, BaCO_3, NaCl$ lần lượt là 1, 1, 1, 2
- Tỉ lệ phân tử $BaCO_3 : HCl$ = 3: 1
- Tỉ lệ phân tử $BaCO_3 : HCl$ = 1: 2
PTHH: $BaCO_3 + 2HCl → BaCl_2 + CO_2 + H_2O$.
Câu 15: Biết rằng kim loại Mg tác dụng với axit sunfuric $H_2SO_4$ tạo ra khí hiđro ($H_2$) và chất magie sunfat $MgSO_4$. Chọn nhận định đúng
- 1 nguyên tử Mg phản ứng với 2 phân tử $H_2SO_4$
- Phương trình phản ứng sau cân bằng: $Mg + H_2SO_4 → MgSO_4 + H_2$
- Số phân tử Mg phản ứng bằng số phân tử $H_2$ phản ứng
- Hệ số phản ứng sau khi cân bằng của $Mg, H_2SO_4, MgSO_4, H_2$ lần lượt là 3; 2; 1; 1
Sơ đồ phản ứng: $Mg + H_2SO_4 --> MgSO_4 + H_2$
Nhận thấy số nguyên tử mỗi nguyên tố 2 bên đều bằng nhau
=> PTHH: $Mg + H_2SO_4 --> MgSO_4 + H_2$
=> A đúng
B sai vì 1 nguyên tử Mg phản ứng với 1 phân tử $H_2SO_4$
C sai vì phân tử $H_2$ là sản phẩm, không phải chất phản ứng
D sai vì hệ số phản ứng sau khi cân bằng là 1; 1; 1; 1
Câu 16: Biết rằng khí etilen $C_2H_4$ cháy là phản ứng xảy ra với oxi $O_2$, sinh ra $CO_2$ và nước. Lập phương trình hóa học của phản ứng và cho biết phát biểu nào sau đây sai
- số phân tử oxi : số phân tử etilen = 3: 1
- số phân tử etilen: số nguyên tử oxi = 1: 3
- số phân tử etilen: số phân tử cacbon đioxit = 1: 2
- hệ số cân bằng của $C_2H_4 , O_2, CO_2, H_2O$ lần lượt là 1, 3, 2, 2
Phương trình hóa học: $C_2H_4 + 3O_2 → 2CO_2 + 2H_2O$
Câu 17: Biết rằng kim loại Ba tác dụng với axit clohiđric tạo ra khí hiđro $H_2$ và bari clorua $BaCl_2$. Chọn nhận định đúng
- Phương trình phản ứng sau cân bằng $Ba + HCl → BaCl_2 + H_2$
- 1 nguyên tử Ba phản ứng với 2 phân tử HCl
- số phân tử Ba phản ứng bằng số phân tử $H_2$ phản ứng
- hệ số phản ứng sau khi cân bằng của $Ba; HCl ; BaCl_2; H_2$ lần lượt là 1; 1; 1; 1
PTHH: $Ba + 2HCl →→ BaCl_2 + H_2$ Tỉ lệ số nguyên tử Ba phản ứng với số phân tử HCl là 1:2
Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng hóa học: $N_2 + H_2 --> NH_3$. Các hệ số đặt trước các phân tử $N_2, H_2, NH_3$ lần lượt là
- 1,2,3
- 2,1,3
- 3,1,2
- 1,3,2
$N_2 + H_2 --> NH_3$
Nhận thấy số nguyên tử của N và H trong phân tử $NH_3$ đều có số lẻ nguyên tử
=> nhân 2 để làm chẵn $N_2 + H_2 --> 2NH_3$
Bên trái cần có 2 nguyên tử N (hay 1 phân tử $N_2$) và 6 nguyên tử H (hay 3 phân tử $H_2$)
=> thêm 3 vào trước $H_2$ => phương trình hóa học: $N_2 + 3H_2 → 2NH_3$
=> hệ số là: 1, 3, 2.
0 Comments:
Đăng nhận xét