Loading web-font TeX/Main/Regular
tR

 

Câu 1: Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức?

  • \frac{-1}{5}x^4y^5
  • 2+x^2y
  • \frac{x+y^3}{3y}
  • \frac{-3}{4}x^3y+7x

Theo định nghĩa đơn thức, biểu thức \frac{-1}{5}x^4y^5 là đơn thức.

Câu 2: Tìm phần biến trong đơn thức 100ab^2x^2yz với a, b là hằng số.

  • x^2yz
  • ab^2x^2yz
  • x^2y
  • 100ab

Đơn thức 100ab^2x^2yz với a, b là hằng số có phần biến số là x^2yz .

Câu 3: Tìm hệ số trong đơn thức -36a^2b^2x^2y^3 với a, b là hằng số.

  • -36a^2
  • -36a^2b^2
  • 36a^2b^2
  • -36

Đơn thức -36a^2b^2x^2y^3 với a, b là hằng số có hệ số là: -36a^2b^2 .

Câu 4: Sau khi thu gọn đơn thức 2.(-3x^3y)y^2 ta được đơn thức

  • 6x^3y^3
  • 6x^3y^2
  • -6x^3y^3
  • -6x^2y^3

Ta có: 2.(-3x^3y)y^2=2.(-3)x^3yy^2 = -6x^3y^3

Câu 5: Kết quả sau khi thu gọn đơn thức 1\frac{1}{4}x^2y(-\frac{6}{5}xy)(-2\frac{1}{3}xy)

  • \frac{7}{2}x^4y^3
  • \frac{1}{3}xy)
  • -\frac{7}{2}x^4y^3
  • -\frac{1}{2}x^2y^2

Ta có:1\frac{1}{4}x^2y(-\frac{6}{5}xy)(-2\frac{1}{3}xy)
[\frac{5}{4}.(-\frac{6}{5})(-\frac{7}{3})](x^2.x.x).(y.y.y)=\frac{7}{2}x^4y^3

Câu 6: Hiệu của hai đơn thức -9y^2z-12y^2z

  • -21y^2z
  • 3y^2z
  • 3y^4z
  • -3y^2z

Ta có:-9y^2z-(-12y^2z)= (-9+12)y^2z=3y^2z

Câu 7: Các đơn thức -10; \frac{1}{3}x; 2x^2y; 5x^2.x^2 có bậc lần lượt là

  • 0; 3; 1; 4
  • 0; 1; 2; 3.
  • 0; 1; 3; 4
  • 0; 3; 1; 4.

Đơn thức–10 có bậc là 0

Đơn thức 13 có bậc là 1.

Đơn thức2x2y có bậc là 2 + 1 = 3.

Đơn thức 5x2. x2 = 5x4có bậc là 4.

Các đơn thức 10;  13x ;  2x2y ;  5x2 . x2 có bậc lần lượt là: 0; 1; 3; 4.

Câu 8: Xác định hàng số a để các đơn thức axy^3; -4xy^3; 7xy^3 có tổng bằng 6xy^3

  • 9
  • 1
  • 3
  • 2

Ta có: axy^3 = (-4xy^3) +7xy^3 = (a-4+7)xy^3
Từ giả thiết suy ra: a + 3 = 6 <=> a = 6 - 3 <=> a = 3

Câu 9: Tính giá trị của đơn thức 5x^4y^2z^3 tại x = -1; y = -1; z = -2.

  • 10
  • -40
  • 20
  • 40

Thay x = -1; y = -1; z = -2 vào đơn thức 5x^4y^2z^3, ta được 5.(-1)^4.(-2)^3 = - 40

Câu 10: Sắp xếp các hạng tử của P(x) = 2x^3 - 5x^2 = x^4 -7 theo lũy thừa giảm dần của biến.

  • P(x) = 5x^2 + 2x^3 + x^4 -7
  • P(x) = -7 - 5x^2 + 2x^3 + x^4
  • P(x) = $-7 + 5x^2 + 2x^3 + x^4$
  • P(x) = x^4 + 2x^3 - 5x^2 - 7

Ta có: P(x) = 2x^3 - 5x^2 + x^4 -7 = x^4 + 2x^3 - 5x^2 - 7

Câu 11: Cho đa thức 4x^5y^2 - 5x^3y + 7x^3y + 2ax^5y^2. Tìm a để bậc đa thức bằng 4.

  • -2
  • 0
  • 1
  • 3

Ta có 4x^5y^2 - 5x^3y + 7x^3y + 2ax^5y^2
= (4x^5y^2 + 2ax^5y^2) + (-5x^3y + 7x^3y)
= (4 + 2a)x^5y^2 + 2x^3y
Để bậc của đa thức đã cho bằng 4 thì 4 + 2a = 0 <=> a = -2.

Câu 12: Thu gọn đa thức M = -3x^2y -7xy^2 + 3xy^2 + 5xy^2 được kết quả là

  • M = 6x^2y - 2xy^2
  • M = 12xy^2
  • M = -6x^2y - 2xy^2
  • M = -2xy^2

Ta có M = -3x^2y -7xy^2 + 3xy^2 + 5xy^2
= (-3x^2y + 3x^2y) + (-7xy^2 + 5xy^2) = -2xy^2

Câu 13: Sắp xếp các hạng tử của Q(x) = x^2 - 5x + 2x^3 - 8 theo lũy thừa tăng dần của biến.

  • Q(x) = x^2 - 5x + 2x^3 - 8
  • Q(x) =-8 -5x + x^2 + 2x^3
  • Q(x) =2x^3 -8 -5x + x^2 +
  • Q(x) = - 5x + 2x^3 - 8 + x^2

Q(x) = x^2 - 5x + 2x^3 - 8 = -8 -5x + x^2 + 2x^3

Câu 14: Cho đa thức P(x) = -x^4 =3x^2 + 2x^4 -x^2 + x^3 - 3x^3. Hệ số lớn nhất và hê số tự do của đa thức đã cho lần lượt là:

  • 1 và 2
  • 2 và 0
  • 1 và 0
  • 2 và 1

Ta có P(x) = -x^4 =3x^2 + 2x^4 -x^2 + x^3 - 3x^3 = -4x^4 - 2x^3 + 2x^2 có hệ số lớn nhất là 2 và hệ số tự do là 0.

Câu 15: Bậc của đa thức x^2y^5 - x^2y4 + y^6 + 1 là:

  • 7
  • 5
  • 6
  • 8

Ta có : x^2y^5 có bậc là 7;
x^2y^4 có bậc là 6
y^6 có bậc là 6
1 có bậc là 0
Vậy đa thức x^2y^5 - x^2y^4 + y^6 + 1 có bậc là 7.

Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top