tR



Khái niệm thành ngữ

Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy

1. Thành ngữ là gì?

Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa toát ra từ cả cụm từ, chứ không phải được suy ra từ nghĩa của từng thành tố.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ: Mẹ tròn con vuông, Chân cứng đá mềm,…

Luyện tập 

Câu 1: Thành ngữ là gì?

    ALà loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
    B. Là những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta
    C. Là những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân
    D. Tất cả đáp án trên

* Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

Câu 2: Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

    A. Vắt cổ chày ra nước
    B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi
    C. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
    D. Lanh chanh như hành không muối

* Câu C là ca dao

Câu 3: Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

    A. Thầy bói xem voi
    B. Đẽo cày giữa đường
    C. Ếch ngồi đáy giếng
    DĐeo nhạc cho mèo

* Nhớ lại các truyện ngụ ngôn đã học ở lớp 6 và chọn đáp án thích hợp
Đeo nhạc cho mèo là đáp án chính xác


Phân loại cấu tạo Thành ngữ

Cấu tạo thành ngữ dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ và dựa vào kết cấu ngữ pháp

Có các cách phân loại cấu tạo Thành ngữ như sau:

- Dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ:

+ Thành ngữ kết cấu ba tiếng: Ác như hùm, bụng bảo dạ, bé hạt tiêu…

Trong trường hợp này có câu hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép, như: Bé hạt tiêu, có máu mặt, chết nhăn răng…; kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụm từ: Bạn nối khố, cá cắn câu…

+ Thành ngữ kết cấu bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ. Đây là kiểu phổ biến nhất của thành ngữ tiếng Việt: Bán vợ đợ con, bảng vàng bia đá, phong ba bão táp, ăn to nói lớn, ác giả ác báo, …

* Kiểu thành ngữ có láy ghép: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt, chúi đầu chúi mũi…

* Kiểu thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép: Nhắm mắt xuôi tay, nhà tranh vách đất, ăn bờ ở bụi, bàn mưu tính kế…

+ Thành ngữ kết cấu năm hay sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó…

Một số thành ngữ có kiểu kết cấu từ bảy, tám, mười tiếng. Nó có thể hai hay ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ hợp kiểu ngữ cú dài cố định, như: Vênh váo như bố vợ phải đâm, vén tay áo xô đốt nhà táng giày …

Như vậy, dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ để phân loại thành ngữ là chỉ dựa vào hình thức, không phản ánh được tính chất quan hệ và đặc điểm bên trong của chúng.

– Dựa vào kết cấu ngữ pháp:

+ Câu có kết cấu Chủ ngữ – Vị ngữ + trạng ngữ hoặc tân ngữ: Nước đổ đầu vịt, Chuột sa chĩnh gạo…

+ Câu có kết cấu Chủ ngữ – Vị ngữ, Vị ngữ – Chủ ngữ: Vườn không nhà trống, mẹ tròn con vuông…

Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định. Chẳng hạn như thành ngữ đứng núi này trông núi nọ có thể có những biến thể như đứng núi này trông núi khác, đứng núi nọ trông núi kia,…

Luyện tập 

Câu 1 

Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?

    A. Chủ ngữ
    B. Vị ngữ
    C. Phụ ngữ
    DTất cả đáp án trên

* Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ

Câu 2: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”

    A. Chủ ngữ
    BVị ngữ
    C. Bổ ngữ
    D. Trạng ngữ

* Thành ngữ trong câu trên đóng vai trò vị ngữ

Câu 3: Dòng nào thể hiện đủ và đúng vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu?

    A. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ...
    B. Thành ngữ chỉ có thể làm vị ngữ trong câu.
    C. Thành ngữ luôn luôn đảm nhận vai trò chủ ngữ trong câu
    D. Thành ngữ chỉ có thể làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ, tính từ...

* Câu “Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ...” thể hiện đủ và đúng vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu

Tác dụng của việc sử dụng thành ngữ

Tác dụng của thành ngữ: dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.

1. Thành ngữ có tác dụng như thế nào?

Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Lên thác xuống ghềnh chỉ sự gian nam, vất vả, khó khăn, nguy hiển, …

Ví dụ 2: Nhanh như chớp chỉ hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác, …

Ví dụ 3: Khẩu xà tâm phật ý chí miệng nói từ bi, thương người nhưng trong lòng lại nham hiểm, độc địa, ...

Như vậy, tác dụng của việc sử dụng thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen cấu tạo nên nó. Đa số hiểu theo nghĩa hàm ẩn, trừu tượng. Có thể thông qua các phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, … Hay muốn hiểu nghĩa của thành ngữ Hán Việt thì phải hiểu từng yếu tố Hán Việt.

Luyện tập 
 
Câu 1: Thành ngữ có tác dụng gì?

    A. Giúp cho các loại đồ vật, cây cối hay đồng vật đều trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết hơn
    BBày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới
    C. Làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, ngắn gọn, dễ hiểu
    D. Gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn

* Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.

Câu 2: Thành ngữ nào sau đây có tác dụng chỉ “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

    AĐeo nhạc cho mèo
    B. Đẽo cày giữa đường
    C. Ếch ngồi đáy giếng
    D. Thầy bói xem voi

* Thành ngữ “Đeo nhạc cho mèo” có tác dụng chỉ “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”

Câu 3: Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

    A. Vắt cổ chày ra nước
    B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi
    C. Lanh chanh như hành không muối
    DAi ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu


* Câu C là ca dao

Phân biệt Thành ngữ và Tục ngữ và Ca dao

Đều đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt.

1. Phân biệt Thành ngữ với Tục ngữ và Ca dao

- Điểm giống:

+ Đều đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt.

+ Đều có thành phần cấu tạo là từ, có thể là từ đơn, từ ghép hoặc là từ phức

+ Đều chưa dựng cũng như phản ánh các tri thức, kiến thức của nhân dân về những hiện tượng, sự vật tồn tại của thế giới khách quan

- Điểm khác:

Thành ngữ

Tục ngữ

Ca dao

Khái niệm

Là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó

Là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân

Là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến ái khi hát

Hình thức

Là các cụm từ cố định

Là một câu ngắn gọn và có hoàn chỉnh về cấu tạo ngữ pháp

Là những câu thơ có vần điệu, trữ tình

Nội dung

- Chưa diễn đạt được một ý trọn vẹn mà chỉ đang đề cập đến như một khái niệm.

Diễn đạt được một ý, nội dung trọn vẹn hoàn chỉnh.

 

Thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác như: quan hệ gia đình, các quan hệ phức tạp khác trong xã hội.

Sử dụng

Thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học cho nên thường dùng làm thành phần để tạo câu hoặc chèn thêm vào trong các câu nói. 

Thuộc lĩnh vực văn học và được dùng một cách độc lập.

Sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt


2. Ví dụ minh họa

Thể loại

Ví dụ

Thành ngữ

“Mẹ tròn con vuông”

“Nhanh như chớp”

“Lên thác xuống ghềnh”

“Chân cứng đá mềm” …

Tục ngữ

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

“Uống nước nhớ nguồn.”

“Tấc đất tấc vàng.”

“Người sống đống vàng” 

Ca dao

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”


Luyện tập 
 
Câu 1: Xác định tục ngữ trong các trường hợp sau:

    A. Đứng núi này trông núi nọ
    B. Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.
    CCó công mài sắt, có ngày nên kim.
    D. Sức khỏe là vàng

* Câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là tục ngữ

Câu 2: Xác định ca dao trong các trường hợp sau:

    A. Lo bạc râu, rầu bạc tóc.
    BChiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
    C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
    D. Bảy nổi ba chìm

* Câu “Chiều chiều ra đứng ngõ sau / Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.” là ca dao

Câu 3: Xác định thành ngữ trong các trường hợp sau:

    A. Dĩ hòa vi quý
    B. Nhà tôi nghề giã, nghề sông,
        Lặng thì tôm cá đầy trong, đầy ngoài,
        Cá trắng cho chí cá khoai,
        Còn như cá lẹp cá mai cũng nhiều.
    C. Uống nước nhớ nguồn.
    D. Ra về nhớ nước giếng khơi,
        Nhớ điếu ăn thuốc, nhớ cơi đựng trầu.
        Ra về giã nước giã non,
        Giã người, giã cảnh, kẻo còn nhớ nhung.

* Câu “Dĩ hòa vi quý” là thành ngữ

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top