Khái niệm tục ngữ
Tục ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu, đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.
1. Tục ngữ là gì?
Tục ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu, đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.
2. Ví dụ minh họa
Một số câu tục ngữ được nhân dân sử dụng phổ biến gồm có:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Uống nước nhớ nguồn.
Tấc đất tấc vàng.
Người sống đống vàng.
Luyện tập
Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng với tục ngữ?
A. Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian
B. Tục ngữ là một câu nói ngắn gọn ổn định có nhịp điệu hình ảnh
C. Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm dân gian về mọi mặt
D. Tục ngữ là những câu nói giãi bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân
* Tục ngữ không phải là những câu nói giãi bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân
Câu 2: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
A. Khoai đất lạ, mạ đất quen
B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
C. Một nắng hai sương
D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân
* Câu “Một nắng hai sương” không phải là tục ngữ
Câu 3: Em hiểu câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” như thế nào?
A. Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai.
B. Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng.
C. Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.
D. Cả ba ý trên
* Câu tục ngữ “tấc đất tấc vàng” có ý nghĩa:
- Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai.
- Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng.
- Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.
Nguồn gốc của tục ngữ
Tục ngữ xuất phát từ cuộc sống thực tiễn, được tách rút ra từ tác phẩm văn học và từ sự vay mượn của nước ngoài.
Tục ngữ có từ rất lâu, có khi xuất hiện từ thời cổ để đúc kết kinh nhiệm, điều quan sát được từ lao động, sản xuất và xã hội đời sống. Tục ngữ có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như:
+ Từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác.
+ Được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại.
+ Được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp.
+ Từ sự vay mượn nước ngoài.
Luyện tập
Câu 1: Tục ngữ có nguồn gốc như thế nào?
A. Từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác
B. Được tách và rút ra từ tác phẩm văn học
C. Từ sự vay mượn của nước ngoài
D. Tất cả đáp án trên
Tục ngữ có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như:
+ Từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác.
+ Được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại.
+ Được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp.
+ Từ sự vay mượn nước ngoài.
Câu 2: Xác định câu tục ngữ trong các trường hợp dưới đây:
A. Vắt cổ chày ra nước
B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi
C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
D. Lanh chanh như hành không muối
* Câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” là tục ngữ
Câu 3: Xác định câu không phải tục ngữ trong các trường hợp sau:
A. Chó ăn đá, gà ăn sỏi
B. Một nghề thì sống đống nghề thì chết
C. Bách nghệ tinh nhất thân vinh
D. Câu “Chó ăn đá, gà ăn sỏi” không phải tục ngữ
* Câu “Chó ăn đá, gà ăn sỏi” không phải tục ngữ
Nội dung của tục ngữ
Tục ngữ Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng, thông thường một số nội dung chính qua các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội, thể hiện triết lý dân gian
1. Nội dung của Tục ngữ?
Tục ngữ Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng, thông thường một số nội dung chính qua các câu tục ngữ gồm có:
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:
+ Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.
+ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất được sinh ra khi mà con người lao động và có sự đấu tranh với thiên nhiên và ông cha ta đúc kết lại thành những kinh nghiệm riêng. Cho đến tận ngày nay, nó luôn được lưu truyền phổ biến rộng rãi và trở thành một lĩnh vực tri thức về khoa học dân gian.
- Tục ngữ về con người và xã hội:
+ Tục ngữ về con người và xã hội rất giàu hình ảnh so sánh ,ẩn dụ ,hàm súc về nội dung. Những câu tục ngữ này luôn chú ý sự tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần có.
- Tục ngữ thể hiện triết lý dân gian:
+ Những kinh nghiệm sống, những truyền thống tư tưởng, đạo đức của nhân dân luôn là nguồn cảm hứng trong các câu tục ngữ.
2. Ví dụ minh họa
- Một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:
Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy
Cơn đằng nam, vừa làm vừa ăn
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
Nhất canh, trì, nhì canh viên, tam canh điền.
Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống
Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao
Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
Nhất thì, nhì thục.
- Một số câu tục ngữ về con người và xã hội thường được sử dụng:
Người là vàng của là ngãi.
Người năm bảy đấng, của ba bảy loài.
Học thầy không tày học bạn.
Không thầy đố mày làm nên.
Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật.
Chết giả mới biết bụng dạ anh em.
Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có ba mươi tết mới hay.
Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy.
- Một số câu tục ngữ thể hiện triết lý dân gian thường được sử dụng:
Người làm ra của, của không làm ra người.
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Của một đồng, công một nén.
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Luyện tập
Câu 1: Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì?
A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên
B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông
C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người
D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất
* Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất
Câu 2: Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì?
A. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cho họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng xuất lao động
B. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tượng lai của mình
C.Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung sướng hơn
D.Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình
* Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cho họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng xuất lao động
Câu 3
* Các câu tục ngữ trong bài học Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói riêng và tục ngữ nói chung nên được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nghĩa đen.
B. Nghĩa bóng
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A, B và C đều sai
* Các câu tục ngữ trong bài học Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói riêng và tục ngữ nói chung nên được hiểu theo nghĩa đen
0 Comments:
Đăng nhận xét