Lý thuyết khái niệm nói quá
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, quy mô của đối tượng để nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười.
1. Nói quá là gì?
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, quy mô của đối tượng để nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười.
- Để nhận ra biện pháp nói quá cần điều chiếu nội dung lời nói với thực tế. Phải nắm được cái ý nghĩa hàm ẩn của lời nói (tức là hiểu theo nghĩa bóng chứ không hiểu theo nghĩa đen).
- Nói quá thường được sử dụng trong khẩu ngữ.
- Trong văn chương, nói quá thường thích hợp với những loại văn bản: châm biếm, trữ tình, anh hùng ca, … những văn bản có chức năng kêu gọi, lời hiệu triệu.
2. Ví dụ minh họa
- Trong khẩu ngữ:
Ví dụ: buồn nẫu ruột, giận sôi gan, bầm gan tím ruột, mệt đứt hơi, đói rã họng, vỡ mặt, lo sốt vó, người đen như cột nhà cháy, nói như rồng leo…
- Trong văn chương:
Ví dụ: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. (Trần Quốc Tuấn)
Luyện tập
Câu 1 Nói quá là gì?
A. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến
B. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau
C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng
D. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác
* Nói quá là biện pháp tu từ phong đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng
Câu 2: Biện pháp nói quá ít được dùng trong thể loại văn bản nào?
A. Văn bản hành chính, khoa học
B. Văn bản miêu tả
C. Văn bản tự sự
D. Văn bản biểu cảm
* Biện pháp nói quá ít được dùng trong văn bản hành chính, khoa học
Câu 3: Khi sử dụng biện pháp tu từ nói quá cần chú ý điều gì?
A. Đối tượng giao tiếp
B. Hoàn cảnh giao tiếp
C. Tình huống giao tiếp
D. Tất cả đáp án trên
* Khi sử dụng biện pháp tu từ nói quá cần chú ý đối tượng, hoàn cảnh, tình huống giao tiếp
Tác dụng nói quá
Nói quá có tác dụng: nhận thức, khắc sâu hơn bản chất đối tượng, không phải là nói sai sự thật, nói dối, nhấn mạnh ý, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho lời văn
1. Tác dụng của nói quá
Nói quá là một biện pháp tu từ, nó có chức năng nhận thức, khắc sâu hơn bản chất đối tượng.
- Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối.
- Nhấn mạnh ý.
- Gây ấn tượng
- Tăng sức biểu cảm cho lời văn
2. Ví dụ minh họa
Tác dụng của nói quá | Ví dụ |
Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối | “Chọc trời khuấy nước mặc dầu Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” (Nguyễn Du) Trong câu thơ trên, biện pháp tu từ nói quá góp phần làm tăng tính chất anh hùng ca trong hành động của nhân vật Từ Hải. |
Nhấn mạnh ý | “Đêm tháng năm chưa nằm đã sang Ngày tháng mười chưa cười đã tối” (Tục ngữ) Câu nói trên phóng đại về tính chất. Nhằm nhấn mạnh tính chất thời gian, nhắc nhở mọi người điều chỉnh công việc cho phù hợp. |
Gây ấn tượng | “Con đường mòn chạy thẳng đến tận chân trời” (Báo Nhân dân) Câu nói trên phóng đại về quy mô. Cho thấy con đường rất dài, tăng sức gợi cho người đọc. |
Tăng sức biểu cảm cho lời văn | “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” (Ca dao) Câu nói trên phóng đại về mức độ, cho thấy sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo. |
Câu 1: Ý kiến nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá?
A. Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu
B. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu
C. Để cho người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc
D. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói
* Nói quá là biện pháp tu từ phong đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
Câu 2: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?
A. Nhấn mạnh vẻ đẹp trí dũng của Bác
B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ
C. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ
D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ
* Hai câu trên nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ
Tác dụng: Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ
Câu 3: Tác dụng của phép nói quá trong câu sau là gì?
B. Thông báo với người nghe về ý chí chiến đấu
C. Tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ
D. Tránh cảm giác thô tục, mất lịch sử
* Tác dụng: Nhấn mạnh vào niềm tin vào bàn tay lao động
0 Comments:
Đăng nhận xét