tR



Khái niệm số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật

1. Khái niệm Số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. Bên cạnh đó có một số danh từ chỉ đơn vị mang ý nghĩa biểu thị số lượng, cần phân biệt với số từ.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dân tộc Việt Nam là một.
Ví dụ 2: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

Trong đoạn văn trên có các số từ là: hai (chàng), một trăm (ván cơm nếp), một trăm (nệp bánh trưng), chín (ngà), chín (cựa), chín (hồng mao), một (đôi). Các số từ đều bổ sung nghĩa cho danh từ đứng sau.

Luyện tập 

Câu 1: Số từ là gì?

    A. Là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó
    B. Là từ dùng để chỉ các sự vật có số lượng ít hay nhiều
    C. Là từ dùng để chỉ tính chất, tính cách, màu sắc, trạng thái, mức độ, phạm vi… của người hoặc vật
    D. Là từ dùng để biểu thị hoạt động hoặc trạng thái

* Số từ là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó

Câu 2: Trong các câu sau, câu nào chứa số từ?
    A. Tất cả các em học sinh khi đến trường đều phải mặc đồng phục theo quy định
    B. Cô ấy đứng thứ nhất trong đợt thi khảo sát vừa rồi
    C. Từng trang vở đều gợi lại những ký ức đẹp đẽ của thời học sinh
    D.Những bông hoa ngoài vườn thật đẹp

* Câu “Cô ấy đứng thứ nhất trong đợt thi khảo sát vừa rồi” có chứa số từ “nhất”

Câu 3: Xác định câu không chứa số từ trong những câu sau:
    A. Dân tộc Việt Nam là một.
    B. Cô ấy đứng thứ nhất trong đợt thi khảo sát vừa rồi
    C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
    D. Những bông hoa ngoài vườn thật đẹp

* Câu “Những bông hoa ngoài vườn thật đẹp” không chứa số từ vì từ “những” là lượng từ

Các loại số từ

Số từ có hai loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự.

1. Các loại Số từ

Số từ có thể chia làm hai loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự.

- Số từ chỉ số lượng thường đứng trước danh từ bao gồm số từ xác định, như: một, hai, ba và số từ ước chừng, như: vài, dăm, mươi.

Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng. Các từ như: đôi, cặp, tá, chục,… là những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng. Chúng không phải là số từ vì có thể đứng sau số từ và trực tiếp kết hợp với danh từ chỉ sự vật.

- Số từ chỉ thứ tự thường đứng sau danh từ để nói rõ về thứ tự. Tuy nhiên, có trường hợp số từ chỉ số lượng nhưng vẫn đứng sau danh từ.

2. Ví dụ minh họa

- Ví dụ về số từ chỉ số lượng: ba tá bút chì; năm cặp bánh chưng.

- Ví dụ về số từ chỉ thứ tự: đi hàng ba; ba mâm sáu.

Luyện tập 

Câu 1: Xác định số từ chỉ thứ tự trong các trường hợp sau?
    A. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận
    B. Lớp tôi tất cả học sinh đều có hạnh kiểm tốt.
    C. Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi
    D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

* Câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” chứa số từ chỉ thứ tự: nhất, nhì, tam, tứ

Câu 2: Số từ có thể phân chia thành mấy nhóm?
    A. 2 nhóm
    B. 3 nhóm
    C. 4 nhóm
    D. 5 nhóm

* Số từ có thể phân chia thành 2 nhóm: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự

Câu 3: Khi dùng để miêu tả số lượng của sự vật thì số từ thường đứng ở vị trí nào?
    A. Trước tính từ
    B. Trước động từ
    C. Trước danh từ
    D. Trước trạng ngữ

* Khi dùng để miêu tả số lượng của sự vật thì số từ thường đứng ở trước danh từ

Phân biệt số từ và lượng từ

Số từ và Lượng từ đều là những từ biểu thị số lượng của sự vật nhưng số từ chỉ rõ số lượng cụ thể còn lượng từ chỉ mang tính chất ước chừng

1. Phân biệt Số từ và Lượng từ

 

Số từ

Lượng từ

Điểm giống

Đều là những từ biểu thị số lượng của sự vật

Điểm khác

- Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật

- Chỉ rõ số lượng cụ thể bằng những con số chính xác

- Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. 

- Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật

- Chỉ mang tính chất ước chừng, chung chung, không cụ thể bằng những con số chính xác.

- Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thề chia lượng từ thành hai nhóm:

+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể: các, cả, tất cả, toàn thể, toàn bộ, tất thảy, …

+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, từng, mỗi, mấy, mọi, …

 2. Ví dụ minh họa

+ Ví dụ số từ:
Một canh… hai canh… lại ba canh,
Tràn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
(Không ngủ được – Hồ Chí Minh)

Trong bài thơ trên số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm cánh; Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm…

+ Ví dụ lượng từ:

Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm bé tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.
(Thạch Sanh)

Trong đoạn văn trên các (hoàng tử); những (kẻ thua trận); cả mấy (vạn tướng lĩnh) là lượng từ. Lượng từ đứng trước danh từ và chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

Luyện tập 

Câu 1: Câu văn nào dưới đây không chứa lượng từ?
    A. Phú ông gợi ba con gái ra, lần lượt hỏi từng người
    B. Nhiều năm trôi qua chưa thấy chàng trở về
    C. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy thán trời
    D. Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng

* Câu “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng” không chứa lượng từ

Câu 2: Đọc đoạn văn: "Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển. Ngày ngày, chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá. Lần đầu kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ nhì kéo lưới chỉ thấy cây rong biển, lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng". Trong đoạn văn trên có mấy số từ?
    A. Sáu
    B. Bảy
    C. Bốn
    D. Năm

* Đoạn văn trên có 7 số từ

Câu 3: Từ “một” trong cụm từ “mỗi một chữ cái” là gì?
    A. Danh từ chỉ sự vật.
    B. Lượng từ.
    C. Số từ.
    D. Danh từ chỉ đơn vị

* Từ “một” trong cụm từ “mỗi một chữ cái” là Số từ

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top