Khái niệm nhân hóa
Nhân hóa là dùng những từ ngữ chỉ người để gọi, tả sự vật, sự việc, hiện tượng
1. Khái niệm nhân hóa
Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
2. Ví dụ minh họa
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường.
(Mưa – Trần Đăng Khoa)
Trong đoạn thơ, các sự vật được nhắc đến bao gồm: Trời, cây mía, kiến. Trong đó:
- Trời: được gọi là ông, được miêu tả là mặc áo giáp và ra trận.
- Cây mía: được miêu tả đang múa.
- Kiến được miêu tả là hành quân.
=> Có thể thấy, các từ ngữ như “ông”, “mặc áo”, “ra trận”, “múa”, “hành quân” đều là những từ ngữ vốn để gọi người hoặc tả người dùng để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật.
Luyện tập
Câu 1: Biện pháp tu từ nhân hóa là gì?
A. Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm…
B. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người
C. Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm
D. Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
* Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người
Câu 2: Đọc bài sau và cho biết bài thơ đã nhân hóa con vật hay sự vật nào?
A. Mèo
B. Bút chì
C. Trời
D. Bánh mì
“Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con”
A. Mèo
B. Bút chì
C. Trời
D. Bánh mì
* Bài thơ đã nhân hóa chú mèo
Câu 3: Đọc đoạn thơ sau và xác định sự vật nào được nhân hóa:
“Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa…”
A. Sấm
B. Cây dừa
C. Ngọn mùng tơi
D. Tất cả đáp án trên
“Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa…”
A. Sấm
B. Cây dừa
C. Ngọn mùng tơi
D. Tất cả đáp án trên
* Đoạn thơ đã nhân hóa các sự vật sau: sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi
Phân loại nhân hóa
Có ba kiểu nhân hóa: Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật; Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật; Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
1. Phân loại nhân hóa
- Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là:
+ Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
2. Ví dụ minh họa
- Phép nhân hóa dùng từ vốn gọi người để gọi vật: Ông Mặt Trời vừa thức giấc, chim muông đã hót líu lo trên những cánh đồng vàng.
- Trò chuyện xưng hô với đồ vật, con vật như con người: Trâu ơi, ta bảo trâu này/ Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật: Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai.
Luyện tập
Có ba kiểu nhân hóa: Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật; Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật; Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
1. Phân loại nhân hóa
- Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là:
+ Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
2. Ví dụ minh họa
- Phép nhân hóa dùng từ vốn gọi người để gọi vật: Ông Mặt Trời vừa thức giấc, chim muông đã hót líu lo trên những cánh đồng vàng.
- Trò chuyện xưng hô với đồ vật, con vật như con người: Trâu ơi, ta bảo trâu này/ Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật: Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai.
Luyện tập
Câu 1: Có bao nhiêu kiểu nhân hóa?
A. 2 kiểu
B. 3 kiểu
C. 4 kiểu
D. 5 kiểu
A. 2 kiểu
B. 3 kiểu
C. 4 kiểu
D. 5 kiểu
* Có 3 kiểu để nhân hóa:
- Kiểu 1: Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
- Kiểu 2: Dùng từ ngữ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
- Kiểu 3: Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
- Kiểu 1: Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
- Kiểu 2: Dùng từ ngữ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
- Kiểu 3: Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
Câu 2: Câu sau sử dụng kiểu nhân hóa gì?
“Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
A. Đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau
B. Dùng từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
D. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
“Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
A. Đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau
B. Dùng từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
D. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
* Câu trên sử dụng kiểu nhân hóa Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
Câu 3: Câu sau sử dụng kiểu nhân hóa gì?
“Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chính.”
A. Đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau
B. Dùng từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
D. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
“Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chính.”
A. Đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau
B. Dùng từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
D. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
* Câu trên sử dụng kiểu nhân hóa: Dùng từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
Tác dụng của nhân hóa
Nhân hóa có tác dụng giúp cho các sự vật đều trở nên sống động và gần gũi hơn với con người, nó được sử dụng rất phổ biến trong những tác phẩm văn học nổi tiếng
1. Tác dụng của nhân hóa
Phép nhân hóa được sử dụng với tác dụng giúp cho các sự vật đều trở nên sống động và gần gũi hơn với con người, nó được sử dụng rất phổ biến trong những tác phẩm văn học nổi tiếng. Ngoài ra nó còn được áp dụng nhiều và đem lại nhiều hữu ích trong đời sống của con người, điển hình như sau:
- Phép nhân hóa giúp cho các loại đồ vật, cây cối hay đồng vật đều trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết hơn.
- Phép nhân hóa giúp cho các đồ vật, sự vật có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người.
2. Ví dụ minh họa
Chim đỗ quyên loại chim thường hót vào mùa hè. Tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa “quyên gọi hè” khiến cho tứ thơ trở nên sinh động và bay bổng hơn. Với việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này, người đọc có thể cảm nhận như được nghe bước đi của thời gian chuyển từ xuân sang hè.
Luyện tập
Câu 1: Nhân hóa có tác dụng gì?
A. Làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh...
B. Làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, ngắn gọn, dễ hiểu
C. Gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn
D. Giúp cho các sự vật đều trở nên sống động và gần gũi hơn với con người
Nhân hóa có tác dụng giúp cho các sự vật đều trở nên sống động và gần gũi hơn với con người, nó được sử dụng rất phổ biến trong những tác phẩm văn học nổi tiếng
1. Tác dụng của nhân hóa
Phép nhân hóa được sử dụng với tác dụng giúp cho các sự vật đều trở nên sống động và gần gũi hơn với con người, nó được sử dụng rất phổ biến trong những tác phẩm văn học nổi tiếng. Ngoài ra nó còn được áp dụng nhiều và đem lại nhiều hữu ích trong đời sống của con người, điển hình như sau:
- Phép nhân hóa giúp cho các loại đồ vật, cây cối hay đồng vật đều trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết hơn.
- Phép nhân hóa giúp cho các đồ vật, sự vật có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người.
2. Ví dụ minh họa
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
Chim đỗ quyên loại chim thường hót vào mùa hè. Tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa “quyên gọi hè” khiến cho tứ thơ trở nên sinh động và bay bổng hơn. Với việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này, người đọc có thể cảm nhận như được nghe bước đi của thời gian chuyển từ xuân sang hè.
Luyện tập
Câu 1: Nhân hóa có tác dụng gì?
A. Làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh...
B. Làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, ngắn gọn, dễ hiểu
C. Gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn
D. Giúp cho các sự vật đều trở nên sống động và gần gũi hơn với con người
*Nhân hóa có tác dụng giúp cho các sự vật đều trở nên sống động và gần gũi hơn với con người
“ Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn”. (Phong Thu).
A. Giúp cho các sự vật đều trở nên sống động và gần gũi hơn với con người
B. Làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, ngắn gọn, dễ hiểu
C. Gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn
D. Làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh...
* Quang cảnh bến cảng được miêu tả một cách gần gũi, sống động, tăng sức hấp dẫn cho lối diễn đạt. Hình dung được quang cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện …
Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con.
A. Gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơnB. Làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, ngắn gọn, dễ hiểu
C. Giúp cho các sự vật đều trở nên sống động và gần gũi hơn với con người
D. Làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh...
* Hình ảnh nhân hóa giúp hình ảnh chú mèo trở nên sinh động, đáng yêu hơn, giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn và thú vị hơn.
0 Comments:
Đăng nhận xét