Khái niệm so sánh
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
1. Khái niệm So sánh
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”.
=> Trẻ em được so sánh như búp trên cành vì có nét tương đồng đều non, trẻ.
Ví dụ 2:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
=> Công cha được so sánh với núi Thái Sơn, nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn. Công cha, nghĩa mẹ và núi Thái Sơn, nước trong nguồn có nét tương đồng là: to lớn, nhiều.
Luyện tập
Câu 1: Biện pháp tu từ so sánh là gì?
A. Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm
B. Là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm…
C. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người
D. Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
* So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm…
Câu 2: Xác định sự vật được so sánh với “hai bức tường thành vô tận” trong câu văn sau?“Thuyền xuôi dưới dòng con sông rộng lớn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.”
A. Thuyền
B. Con sông
C. Bờ sông
D. Rừng đước
* Trong câu văn trên, sự vật được so sánh với “hai bức tường thành vô tận” là rừng đước
Câu 3: Xác định sự vật được so sánh với “chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng” trong đoạn thơ sau?B. Hai miền
C. Mặt sóng
D. Tiếng vọng
Mô hình cấu tạo so sánh
Thông thường mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có: vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ ngữ chỉ ý so sánh
1. Mô hình cấu tạo So sánh
Thông thường mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có:
- Vế A (nêu tên sự vật sự việc được so sánh)
- Vế B (nêu tên sự vật sự việc dùng để so sánh với sự vật sự việc được so sánh ở vế A).
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
- Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh).
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”!
(Ca dao)
Trong đoạn ca dao trên thì vế A là công cha, nghĩa mẹ được so sánh với vế B là núi ngất trời, nước ở ngoài biển Đông bằng từ so sánh như. Công cha nghĩa mẹ đều có sự tương đồng với núi ngất trời và nước ở ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn cho thấy ý nghĩa của cha mẹ là to lớn.
Luyện tập
Câu 1:
Thông thường mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có:
A. Vế A
(Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
B. Vế B
(Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc được
so sánh ở vế A
C. Từ ngữ
chỉ phương diện so sánh và Từ ngữ chỉ ý so sánh
D. Tất cả
đáp án trên
* Thông
thường mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có:
- Vế A (Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
- Vế B (Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với
sự vật, sự việc được so sánh ở vế A
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
- Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh).
Câu 2: Xác định vế A – vế B trong đoạn thơ sau:A. Cày
đồng – mồ hôi
B. Cày
đồng – mưa ruộng cày
C. Mồ hôi
– mưa ruộng cày
D. Mồ hôi
– buổi ban trưa
* Vế A là Mồ hôi, vế B là mưa ruộng cày. Từ so sáng là như. Mồ hôi rơi nhiều
như mưa ngoài rộng cho thấy sự vất vả của việc làm ruộng.
“Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”
A. Con người – tre
B. Tre – con người
C. Mọc thẳng – không chịu khuất
D. Không chịu khuất – mọc thẳng
Phân loại so sánh
So sánh có hai kiểu so sánh là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
1. Phân loại So sánh
Đối với biện pháp tu từ so sánh có hai kiểu so sánh là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
– So sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Mục đích ngoài tìm sự giống nhau còn là để thể hiện sự hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc dễ hiểu. Thông thường trong so sánh ngang bằng có các từ so sánh ngang bằng: như, y như, tựa như, giống như, giống, là….
– So sánh không ngang bằng là loại so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại. Các từ so sánh hơn kém: hơn, kém, hơn là, kém hơn, kém gì…
2. Ví dụ minh họa
- Một số ví dụ về so sánh ngang bằng:
“Anh em như thể tay chân”
“Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây”.
Chậm như rùa.
Trắng như bông.
Ngang như cua.
Đen như mực.
Khỏe như voi.
Nhanh như cắt.
- Ví dụ về so sánh không ngang bằng như sau:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”.
(Tố Hữu)
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”.
(Ca dao)
“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”.
(Minh Huệ)
Luyện tập
Câu 1: Có mấy kiểu so sánh?
A. 2 kiểu
B. 3 kiểu
C. 4 kiểu
D. 5 kiểu
A. Là sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật
B. Là sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
C. Là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau
D. Là kiểu so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại
A. Là sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật
B. Là sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
C. Là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau
D. Là kiểu so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại
0 Comments:
Đăng nhận xét