tR

 


Khái niệm nghĩa của từ


Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.


1. Nghĩa của từ là gì?

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

Có thể hiểu nghĩa của từ chính là nội dung mà từ biểu thị để giúp chúng ta có thể hiểu và nhận diện được nội dung từ đó.


2. Ví dụ minh họa

Cây: một loại thực vật có rễ, thân, lá, cành.

Bâng khuâng: chỉ trạng thái tình cảm không rõ rệt của con người.

Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp.

Luyện tập

Câu 1  : Xác định từ ứng với nghĩa: “học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng”
    AHọc tập
    B. Học lỏm
    C. Học hỏi
    D. Học hành

Học tập: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng

Câu 2: Xác định từ ứng với nghĩa: “tìm tòi, hỏi han để học tập”
    A. Học tập
    B. Học lỏm
    C. Học hỏi
    D. Học hành

* Học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập.

Câu 3: Xác định từ ứng với nghĩa: “học văn hóa ở thầy ,có chương trình,có hướng dẫn”
    A. Học tập
    B. Học lỏm
    C. Học hỏi
    D. Học hành


Học hành: học văn hóa ở thầy, có chương trình, có hướng dẫn


Cách giải nghĩa của từ


Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị; Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.


1. Cách giải nghĩa

Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau:

- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.


2. Ví dụ

VD 1Trình bày khái niệm mà từ biểu thị:

    + Ấm áp: Cảm giác dễ chịu, không lạnh lẽo.

    + Quần thần: các quan trong triều (xét trong mối quan hệ với vua).

    + Học hành: học và luyện tập để có hiểu biết, có kỹ năng.

VD 2: Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích:

    Siêng năng: đồng nghĩa với chăm chỉ, cần cù.

    + Phu thê: đồng nghĩa với vợ chồng.

    + Lạc quan: trái nghĩa với bi quan.

    + Tích cực: trái nghĩa với tiêu cực. 

Luyện tập

Câu 1 : Có thể giải nghĩa của từ bằng mấy cách chính?
    A. 5 cách
    B. 4 cách
    C. 3 cách
    D. 2 cách

Có thể giải nghĩa của từ bằng hai cách chính:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

Câu 2: Xác định trường hợp từ được giải nghĩa theo cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị
    A. Tập quán: thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc, v.v…) được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo
    B. Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm
    C. Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
    D. Trung thực: con người có tính thật thà, thắng thẳn

* Từ “Tập quán thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc, v.v…) được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo” được giải nghĩa theo cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị

Câu 3: Xác định trường hợp từ được giải nghĩa theo cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
    A. Tập quán: thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc, v.v…) được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo
    B. Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
    C. Tổ tiên: Các thế hệ cha ông, cụ kỵ đã qua đời.
    D. Phúc ấm: Phúc của tổ tiên để lại cho con cháu

* Từ “Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa được” giải nghĩa theo cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top