Yếu tố | Phó từ | Trợ từ |
Khái niệm | Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ | Là những từ thường được đi kèm cùng các từ khác trong câu nhằm nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ của sự vật, hiện tượng trong quá trình viết hoặc nói. |
Ngữ pháp | Phó từ thường đứng trước hoặc đứng sau từ chính, hay còn gọi là từ trung tâm | Trợ từ có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu, vì không có ảnh hưởng và mối quan hệ trực tiếp với từ chính nên trợ từ có thể bị lược bỏ mà câu vẫn đảm bảo kết cấu ngữ pháp |
Ngữ nghĩa | Giúp bổ sung và làm rõ nghĩa của từ trung tâm về mặt mức độ, thời gian, tần suất… | Đem đến cho câu sắc thái nghĩa mới và cho phép người nói/người viết thể hiện tâm tư tình cảm của mình hiệu quả hơn |
Dấu hiệu nhận biết | Vẫn, chưa, rất, thật, lắm, … | có, những, đích, chính, ngay, … |
V7: Phó từ
Khái niệm phó từ
Phó từ là các từ ngữ luôn đi liền với các từ loại khác là tính từ, động từ và trạng từ với tác dụng bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm.
1. Khái niệm
Phó từ là các từ ngữ luôn đi liền với các từ loại khác là tính từ, động từ và trạng từ với tác dụng bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm.
Phó từ không có khả năng gọi tên sự vật, hành động, tính chất như danh từ, động tự, tính từ. Vì vậy phó từ là một loại hư từ, còn danh từ động từ, tính từ là những thực từ.
2. Ví dụ minh họa
Thông thường phó từ phổ biến được sử dụng nhiều là: Vẫn, chưa, rất, thật, lắm, … Ví dụ:
+ Cô ấy học rất giỏi.
Phó từ rất bổ sung cho tính từ giỏi để bộc lộ sự khen ngợi về cá nhân học tốt.
+ Mẹ rất yêu con.
Phó từ rất đi kèm yêu thể hiện mức độ tình cảm của mẹ dành cho con.
+ Minh thật quá đáng!
Phó từ thật đi kèm tính từ quá đáng bổ sung cho tính từ.
Luyện tập
Câu 1: Phó từ là gì?
A. Là các từ ngữ bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm
B. Là những từ ngữ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái
C. Là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó
D. Là từ dùng để chỉ các sự vật có số lượng ít hay nhiều
* Phó từ là các từ ngữ luôn đi liền với các từ loại khác là tính từ, động từ và trạng từ có tác dụng bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm
Câu 2: Trong câu, phó từ có vai trò là gì?
A. Tính từ
B. Số từ
C. Hư từ
D. Trạng ngữ
* Trong câu, phó từ có vai trò là hư từ, vì vậy không thể dùng để gọi tên một tính chất, hành động, đặc điểm hay sự vật nào đó.
Câu 3: Tác dụng của phó từ là gì?
A. Làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau
B. Bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm
C. Biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, đồ vật
D. Nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt
* Tác dụng của phó từ là giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm
Phân loại phó từ
Phó từ gồm hai loại: Phó từ đứng trước động từ, tính từ và phó từ đứng sau động từ tính từ.
1. Phân loại
Phó từ gồm hai loại lớn: Phó từ đứng trước động từ, tính từ và phó từ đứng sau động từ tính từ.
a. Phó từ đứng trước tính từ và động từ
Dùng để giải thích rõ trạng thái, đặc điểm, hành động… của động từ hoặc tính từ mà nó đi kèm.
- Phó từ chỉ quan hệ thời gian.
- Phó từ chỉ mức độ.
- Phó từ chỉ sự tiếp diễn.
- Phó từ chỉ sự phủ định.
- Phó từ cầu khiến.
b. Phó từ đứng sau tính từ và động từ
Dùng để bổ sung thêm các nét nghĩa mới cho động từ, tính từ mà nó đi kèm.
- Phó từ chỉ mức độ.
- Phó từ chỉ khả năng.
- Phó từ chỉ kết quả.
2. Ví dụ minh họa
- Phó từ chỉ quan hệ thời gian. Ví dụ như: đã, từng, sắp, sẽ…
- Phó từ chỉ mức độ. Ví dụ như: quá, khá, hơi…
- Phó từ chỉ sự tiếp diễn. Ví dụ như: cũng, vẫn, thường…
- Phó từ chỉ sự phủ định. Ví dụ như: chưa, chẳng, không…
- Phó từ cầu khiến. Ví dụ như: đừng, thôi, hãy, chớ…
- Phó từ chỉ mức độ. Ví dụ như: quá, rất, lắm…
- Phó từ chỉ khả năng. Ví dụ như: được, có lẽ, có thể…
- Phó từ chỉ kết quả. Ví dụ: mất, đi, ra…
Luyện tập
Câu 1: Phó từ được chia thành mấy loại?
A. 5 loại
B. 4 loại
C. 3 loại
D. 2 loại
* Phó từ được phân chia thành hai loại: Phó từ đứng trước động từ, tính từ và phó từ đứng sau động từ tính từ.
Câu 2: Những từ đã, từng, sắp, sẽ thuộc loại phó từ nào?
A. Phó từ đứng trước tính từ và động từ, có ý nghĩa chỉ quan hệ thời gian
B. Phó từ đứng trước tính từ và động từ, có ý nghĩa chỉ mức độ
C. Phó từ đứng trước tính từ và động từ, có ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn
D. Phó từ đứng trước tính từ và động từ, có ý nghĩa chỉ sự phủ định
* Những từ đã, từng, sắp, sẽ thuộc loại phó từ đứng trước tính từ và động từ chỉ quan hệ thời gian
Câu 3: Các phó từ được, có lẽ, có thể thuộc loại phó từ nào?
A. Phó từ đứng sau tính từ và động từ, có ý nghĩa chỉ mức độ
B. Phó từ đứng sau tính từ và động từ, có ý nghĩa chỉ kết quả
C. Phó từ đứng sau tính từ và động từ, có ý nghĩa chỉ khả năng
D. Không thuộc loại nào
* Các phó từ được, có lẽ, có thể thuộc loại phó từ đứng sau tính từ và động từ, có ý nghĩa chỉ khả năng
Ý nghĩa của phó từ
Phó từ luôn kết hợp với tính từ và động từ để bổ sung, làm rõ nét nghĩa về thời gian, về sự tiếp diễn, về mức độ, về mặt phủ định, về mặt cầu khiến, về khả năng, về kết quả, về tần số và tình thái cho các từ mà nó đi kèm
1. Ý nghĩa
Phó từ luôn kết hợp với tính từ và động từ để bổ sung, làm rõ nét nghĩa về thời gian, về sự tiếp diễn, về mức độ, về mặt phủ định, về mặt cầu khiến, về khả năng, về kết quả, về tần số và tình thái cho các từ mà nó đi kèm.
2. Ví dụ minh họa
- Ngoài trời vẫn đang mưa to => Phó từ “vẫn” dùng để chỉ sự tiếp diễn của việc trời đang mưa
- Bầu trời rất trong xanh không một gợn mây => Phó từ “rất” dùng để nhấn mạnh sự trong xanh của bầu trời
- Mặc dù ngọn núi cheo leo, dốc đứng nhưng tôi không chịu khuất phục => Phó từ “không” thể hiện sự phủ định
- Đừng làm gì để ba mẹ phải phiền lòng thêm nữa => Phó từ “đừng” thể hiện sắc thái cầu khiến
- Nếu không có sự đồng cảm sâu sắc với những người lính, nhà thơ Chính Hữu có lẽ đã không thể viết nên những câu thơ giàu cảm xúc đến thế => Phó từ “có lẽ” để chỉ khả năng
- Tôi sơ ý làm rơi mất chiếc điện thoại lúc nào không hay => Phó từ “mất” bổ sung ý nghĩa về kết quả
- Thời học trò luôn để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng mỗi người => Phó từ “luôn” chỉ tần suất
- Con mèo đột nhiên chạy vụt qua => Phó từ “đột nhiên” chỉ tình thái
Luyện tập
Câu 1: Ý nghĩa của phó từ trong câu sau là gì?
“Đêm khuya cháu vẫn cứ thổn thức không sao ngủ được”
A. Chỉ sự phủ định
B. Chỉ sự tiếp diễn
C. Chỉ kết quả
D. Chỉ mức độ
* Phó từ vẫn trong câu có ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn
Câu 2: Ý nghĩa của phó từ trong câu sau là gì?
“Cô ấy đã đi đến nhiều nơi danh lam thắng cảnh”
A. Chỉ sự phủ định
B. Chỉ sự tiếp diễn
C. Chỉ kết quả
D. Chỉ quan hệ thời gian
* Phó từ đã trong câu có ý nghĩa chỉ quan hệ thời gian
Câu 3: Ý nghĩa của phó từ trong câu sau là gì?
“Ông ấy có tầm nhìn thật lỗi lạc”
A. Chỉ mức độ
B. Chỉ sự tiếp diễn
C. Chỉ kết quả
D. Chỉ quan hệ thời gian
* Phó từ thật trong câu có ý nghĩa chỉ mức độ
Phân biệt phó từ và trợ từ
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
Luyện tập
Câu 1 Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ?
A. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
B. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
C. Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!
D. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.
* Từ “Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế” có từ “vẫn” không phải là trợ từ mà là phó từ
Câu 2: Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?
A. Mùa hè sắp đến gần
B. Mặt em bé tròn như trăng rằm
C. Da chị ấy mịn như nhung
D . Chân anh ta dài lêu nghêu
* Câu “Mùa hè sắp đến gần” có sử dụng phó từ
Câu 3: Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”
A. Đã
B. Là
C. Chung
D. Không có phó từ
*Từ “là” là phó từ
0 Comments:
Đăng nhận xét