tR


Khái niệm ẩn dụ


Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắc đến qua việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau.


1. Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắc đến qua việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau.

Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong rất nhiều câu ca dao – tục ngữ hay trong thơ văn,…

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1:

Gặp đây mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!

Phép ẩn dụ trong câu ca dao trên là đôi nam nữ tỏ tình nhau nhưng lại không nói tên thật mà mượn hai cái tên là “mận, đào” để hỏi về “vườn hồng” có nghĩa là hỏi cô gái đã có người yêu chưa.

Ví dụ 2: Thuyền về có nhớ bến chăng – Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Phép ẩn dụ sử dụng hai từ “thuyền, bến” để bày tỏ nỗi niềm của cô gái luôn đợi chờ người yêu của mình.

Ví dụ 3: Nước non lận đận một mình – Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.

Phép ẩn dụ để ví thân cò như người nông dân cả ngày lao động vất vả kiếm miếng ăn.

Ví dụ 4: Tiếc thay một đóa trà mi. Con ong đã tỏ đường đi lối về. Sử dụng đóa hoa trà mi để so sánh với thân phận nàng Kiều.


Luyện tập 
 
Câu 1: Ẩn dụ là gì?

    ALà dùng tên gọi của sự vật/ hiện tượng này bằng tên của sự vật/ hiện tượng khác có nét tương đồng
    B. Là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
    C. Là gọi tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó
    D. Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó


* Ẩn dụ là dùng tên gọi của sự vật / hiện tượng này bằng tên của sự vật / hiện tượng khác có nét tương đồng


Câu 2: Xác định biện pháp tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ sau:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

    A. Mặt trời 1
    B. Lăng
    C. Mặt trời 2
    D. Đỏ


* Mặt trời trong câu thơ thứ hai là ẩn dụ


Câu 3: Xác định biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau?

“Thuyển về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền?

    A. Thuyền
    BBến
    C. Dạ
    D. Đợi


* Bến được lấy làm ẩn dụ để lâm thời biểu thị người có tấm lòng thuỷ chung chờ đợi, bởi những hình ảnh cây đa, bến nước thường gắn với những gì không thay đổi là đặc điểm quen thuộc ở những con người có tấm lòng chung thuỷ


Phân loại ẩn dụ


Ẩn dụ được phân thành 4 loại: ẩn dụ hình thức; ẩn dụ phẩm chất; ẩn dụ chuyển đổi cảm giác; ẩn dụ cách thức


1. Ẩn dụ có bao nhiêu loại?

Ẩn dụ được phân thành 4 loại, hay còn gọi là 4 hình thức. Mỗi hình thức sẽ có những đặc điểm riêng.

    - Ẩn dụ hình thức: nhằm mục đích là “dấu” đi một phần ý nghĩa mà không phải ai cũng biết.

    - Ẩn dụ phẩm chất: thay thế phẩm chất của sự vật, hiện tượng này có nét tương đồng với phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác.

    - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: là cách thức nhận biết sự vật, hiện tượng bằng giác quan này nhưng khi miêu tả lại mang tính chất, đặc điểm của sự vật lại bằng cách sử dụng từ ngữ cho giác quan khác.

    - Ẩn dụ cách thức: là loại ẩn dụ có nhiều cách để thể hiện một vấn đề. Vì thế, người diễn đạt sẽ đưa hàm ý vào câu nói.

2. Ví dụ minh họa

    - Ví dụ ẩn dụ hình thức qua câu thơ: Về thăm nhà Bác làng sen – Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. Trong ví dụ này, tác giả đã sử dụng ẩn dụ cách thức, bằng cách sử dụng từ “thắp” ám chỉ “nở hoa” (hoa râm bụt đang nở).

    - Ví dụ ẩn dụ phẩm chất: Mẹ tôi mái tóc bạc, mẹ tôi lưng đã còng… Thay vì nói chính xác tuổi của người mẹ đã già, chúng ta có thể sử dụng ẩn dụ phẩm chất bằng cách dùng từ mái tóc bạc, lưng đã còng.

    - Ví dụ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Trời hôm nay nắng giòn tan. Đây là câu nói sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Mục đích là miêu tả cảm giác nắng rất lớn có thể làm khô mọi vật. Tức sử dụng giác quan mắt (thị giác) để cảm nhận về ánh nắng, nhưng khi miêu tả lại sử dụng từ “giòn tan” – tức vị giác.

    - Ví dụ ẩn dụ cách thức: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Kẻ trồng cây: Đây là chỉ những con người lao động, đồng thời có ý nghĩa muốn nhắc nhở chúng ta phải nhớ đến những người lao động đã tạo ra thành quả để chúng ta sử dụng


Luyện tập 
 
Câu 1: Phép ẩn dụ trong câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

    “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

    A. Ẩn dụ hình thức
    B. Ẩn dụ phẩm chất
    CẨn dụ cách thức
    D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

* Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.

Câu 2: Phép ẩn dụ trong câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

    “Người Cha mái tóc bạc”

    A. Ẩn dụ hình thức
    B. Ẩn dụ phẩm chất
    C. Ẩn dụ cách thức
    D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

* Lấy hình tượng Người Cha để chỉ Bác Hồ

Câu 3: Phép ẩn dụ trong câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

    “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”

    A. Ẩn dụ hình thức
    BẨn dụ phẩm chất
    C. Ẩn dụ cách thức
    D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

* Tròn và dài chỉ những phẩm chất của sự vật B


Phân biệt Ẩn dụ và Hoán dụ

Ẩn dụ dựa vào quan hệ tương đồng còn hoán dụ dựa vào quan hệ tương cận

1. So sánh Ẩn dụ với Hoán dụ


 

Ẩn dụ

Hoán dụ

Điểm giống

– Đây đều là biện pháp tu từ gọi một sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

– Việc sử dụng ẩn dụ và hoán dụ trong văn, thơ,… đều với mục đích giúp tăng sức biểu cảm, diễn đạt cho người đọc.

– Đều sử dụng sự liên tưởng.

Điểm khác

- Dựa vào quan hệ tương đồng, cụ thể về tương đồng như là về: hình thức, cách để thực hiện, phẩm chất, cảm giác

- Dựa vào quan hệ tương cận và cụ thể như: cái bộ phận và cái toàn thể, vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật và sự vật, cái cụ thể và cái trừu tượng.

2. Ví dụ minh họa

- Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.

Thuyền về có nhớ bến chăng?

=> Như vậy, thuyền và bến trên thực tế không liên quan đến con người, nhưng dựa vào đặc tính giống nhau ta thấy được hình ảnh ẩn dụ.

    + thuyền - người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại - di động)

    + bến - người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định)

=> Giống phép so sánh ngầm.

- Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận (gần gũi) giữa các đối tượng, tức là hình ảnh A và B có liên quan đến nhau. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề.

Ví dụ:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

=> Áo chàm là chiếc áo của người dân vùng Việt Bắc thường mặc hàng ngày, vì vậy khiến ta liên tưởng đến đồng bào sinh sống ở Việt Bắc

Luyện tập 
 
Câu 1: Ẩn dụ khác với hoán dụ ở điểm nào?

    ADựa vào quan hệ tương đồng
    B. Dựa vào quan hệ tương cận
    C. Dựa vào quan hệ đối lập
    D. Dựa vào quan hệ độc lập

* Ẩn dụ khác với hoán dụ ở chỗ ẩn dụ dựa vào quan hệ tương đồng


Câu 2: Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ?

    A. Bác vẫn ngồi đinh ninh
    B. Bóng Bác cao lồng lộng
    CNgười cha mái tóc bạc
    D. Chú cứ việc ngủ ngon

* “Người cha mái tóc bạc” sử dụng phép ẩn dụ


Câu 3: Hình ảnh mặt trời nào được dùng theo lối nói ẩn dụ?

    A. Mặt trời mọc ở đằng đông
    B. Thấy anh như thấy mặt trời / Chói chang khó nói, trao lời khó trao
    C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
    D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh

* Hình ảnh mặt trời trong câu “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” được dùng theo lối nói ẩn dụ




0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top