Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng
Nhận xét: Trong bảng đơn vị đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần, tức là:
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé;
- Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn.
Cách viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
Phương pháp chung:
- Xác định hai đơn vị đo khối lượng đã cho là gì và tìm được mối liên hệ giữa chúng.
- Viết số đo khối lượng đã cho thành phân số thập phân hoặc hỗn số có phần phân số là phân số thập phân.
- Viết phân số hoặc hỗn số vừa tìm được thành số thập phân gọn nhất.
Ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 5 tấn 246kg = ... tấn.
Phương pháp:
- Xác định hai đơn vị đo khối lượng đã cho (tấn và kg) và tìm mối liên hệ giữa chúng: 1 tấn = 1000kg hay 1kg = 1/1000 tấn.
- Đổi số đo khối lượng đã cho thành hỗn số có phần phân số là phân số thập phân.
- Đổi hỗn số vừa tìm được thành số thập phân gọn nhất.
Cách giải:
Theo bảng đơn vị đo khối lượng ta có 1 tấn = 1000kg hay 1kg = 1/1000 tấn.
Nên 5 tấn 246kg = tấn = 5,246 tấn
Vậy 5 tấn 246kg = 5,246kg.
Ví dụ 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 12kg 8g = ...kg
Cách giải:
Theo bảng đơn vị đo khối lượng ta có 1kg = 1000g hay 1g = 1/1000 kg.
Nên 12kg 8g = kg = 12,008kg
Vậy 12kg 8g = 12,008kg.
Ví dụ 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 135kg = ... tạ
Phương pháp:
- Xác định hai đơn vị đo khối lượng đã cho (tạ và kg) và tìm mối liên hệ giữa chúng: 1 tạ = 100kg hay 1kg = 1/100 tạ.
- Đổi 135kg = 100kg + 35kg, sau đó đổi 100kg sang đơn vị tạ rồi làm tiếp tương tự như những ví dụ bên trên.
Cách giải:
Cách 1: 135kg = 100kg + 35kg = 1 tạ 35kg = tạ = 1,35 tạ
Vậy 135kg = 1,35 tạ.
Cách 2: Xác định các đơn vị nằm giữa tạ và ki-lô-gam: tạ, yến, kg.
Ta có bảng sau:
Đề bài yêu cầu đổi sang đơn vị là tạ nên ta đặt dấu phẩy sau số 1.
Vậy 135kg = 1,35 tạ.
Lưu ý: Ta có thể áp dụng cách 2 đối với bài viết các số đo độ dài hoặc số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
Cách giải nhanh: Khi đổi đơn vị đo khối lượng, ta dời dấu phẩy lần lượt sang phải (nếu đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ) hoặc sang bên trái (nếu đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn) một chữ số cho mỗi hàng đơn vị.
Ví dụ: 1,23kg = 12,3hg (đổi từ đơn vị lớn là kg ra đơn vị nhỏ hơn là hg và hai đơn vị này liền nhau trong bảng đơn vị nên ta dời dấu phẩy một hàng sang bên phải).
12,3kg = 0,123 tạ (đổi từ đơn vị bé là kg sang đơn vị lớn hơn là tạ và trong bảng đơn vị ta có thứ tự kg, yến, tạ nên ta dời dấu phẩy hai hàng sang bên trái).
Ví dụ 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 6,4kg = ...kg...dag.
Phương pháp:
- Xác định hai đơn vị đo khối lượng đã cho (kg và dag) và tìm mối liên hệ giữa chúng: 1kg = 100dag hay 1dag = 1/100 kg.
- Viết 6,4kg dưới dạng hỗn số có phần phân số là phân số thập phân.
- Tách hỗn số thành phần nguyên và phần phân số, hai thành phần đều có đơn vị là kg
- Chuyển phần phân số với đơn vị là kg sang đơn vị dag.
Cách giải:
6,4kg = kg = kg = 6kg + kg = 6kg + 40dag = 6kg 40dag.
Vậy 6,4kg = 6kg 40dag.
0 Comments:
Đăng nhận xét