Giải mục 1 trang 64
HĐ 1
Tính diện tích bề mặt và thể tích của một số đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật như quyển vở, quyển sách, hộp bút, cặp sách.
Mỗi học sinh quan sát đối tượng đo của mình.
- Ghi tên đồ vật
- Ước lượng kích thước các đồ vật
- Chọn thước phù hợp để đo kích thước của các đồ vật rồi tính diện tích, thể tích các đồ vật đó, ghi kết quả vào phiếu học tập.
Phương pháp giải:
Chọn đối tượng có dạng hình hộp chữ nhật
Diện tích hình hộp là tổng diện tích 6 mặt của hình hộp, trong đó cứ 2 mặt đối diện có diện tích bằng nhau
Thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài, rộng, cao là a,b,c là: V = a.b.c
Lời giải chi tiết:
Đồ vật | Ước lượng kích thước | Kích thước đo được | Diện tích | Thể tích |
Quyển sách | Chiều dài: 25 cm Chiều rộng: 20 cm Độ dày: 0,5 cm | Chiều dài: 26,5 cm Chiều rộng: 19 cm Độ dày: 0,5 cm | S = 2. 26,5.19 + 2. 19. 0,5 + 2. 26,5. 0,5 = 1052,5 cm2 | V = 26,5 . 19 . 0,5 = 251,75 cm3 |
Hộp bút |
|
|
|
|
HĐ 2
Tính diện tích xung quanh và thể tích của phòng học.
Chia lớp thành các nhóm để đo kích thước của phòng học.
+ Ghi tên phòng học cần đo.
+ Ước lượng kích thước phòng học khi đo.
+ Tính diện tích xung quanh và thể tích từ số đo ước lượng và số đo thực tế.
+ Ghi cả 2 kết quả vào phiếu học tập để so sánh và rút kinh nghiệm.
Phương pháp giải:
Ước lượng và đo kích thước phòng học
Diện tích xung quanh phòng học = 2. ( chiều dài + chiều rộng). chiều cao
Thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài, rộng, cao là a,b,c là: V = a.b.c
Lời giải chi tiết:
Tên phòng | Ước lượng kích thước | Kích thước đo được | Diện tích xung quanh | Thể tích |
Lớp 7A3 | Chiều dài: 8 m Chiều rộng: 6 m Chiều cao: 4 m | Chiều dài:8,5 m Chiều rộng: 6,5 m Chiều cao: 3,6 m | 108 m2 | 198,9 m3 |
0 Comments:
Đăng nhận xét