LỊCH SỬ
Câu 1. Những nét chính về sự chuyển biến tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.
- Nho giáo vẫn được duy trì trong học tập, thi cử và tuyền chọn quan lại.
- Phật giáo và Đạo giáo có điều kiện phục hồi.
- Đẩu thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo được truyền bá đến Đại Việt và dần gây dựng được ảnh hưởng trong quần chúng.
- Tại các làng, xã, nhân dân vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hằng năm,...
Câu 2. Những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc.
- Khoảng 30 năm cuối của TK XIX, nền kinh tế TBCN phát triển với tốc độ nhanh chóng.
- Sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền lớn dưới các hình thức khác nhau. Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước.
- Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính.
- Mặt khác, các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa. Chủ nghĩa đế quốc ra đời.
Câu 3. Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Soiì.
- Nguyễn Huệ - Quang Trung đã trực tiếp lãnh đạo phong trào Tây Sơn lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.
- Đánh đuổi giặc ngoại xâm Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tồ quốc. Đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.
- Nguyền Huệ - Quang Trung đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triền đất nước.
Câu 4. Nhận xét tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII?
- Phong trào nông dàn Đàng Ngoài phát triển rộng khắp và kéo dài hàng chục năm buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,...
- Mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh của nghĩa quân đã làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”.
- Tạo tiền đề đè cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đồ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.
ĐỊA LÝ
Câu 1: Chứng minh sự phân hoá theo chiều bắc - nam của khí hậu Việt Nam.
-Miền khí hậu phía Bắc: Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. Mùa đông lạnh; Mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía: Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C; Khí hậu phân hóa thành mùa mưa và mùa khô.
Câu 2: Phân tích chế độ nước của hệ thống sông Hồng?
- Chế độ nước sông Hồng có hai mùa: Mùa lũ (tháng 6 đến tháng 10); mùa cạn (tháng 11 đến tháng 5 năm sau)
- Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa tới, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.
Câu 3: Phân tích tác động của biến đôi khí hậu đối với thủy văn nước ta?
- Lượng mưa trung bình năm biến động làm lưu lượng nước sông cũng biến động theo.
- Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn gia tăng.
Câu 4: Vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau.
Phân tích biểu đồ khí hậu trạm Tân Son Nhất (TPHCM)
Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm:
+ Biên độ nhiệt năm:..........................
Lượng mưa:
+ Những tháng có mưa dưới 100 mm:.................................................
+ Lượng mưa trung bình năm................................................
Câu 5: HS tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình và sông ngòi nước ta và cách phòng chống lũ lụt ở một số hệ thống sông ở Việt Nam.
Ảnh hưởng đến địa hình:- khí hậu nhiệt đớ gió mùa nóng ẩm làm cho đất đá bị phong hóa mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hóa dày, vụn bờ.
- lượng mưa lớn tập trung theo mùa làm cho đất dễ bị xói mòn, xâm thực địa hình, nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình Kaxt độc đáo.
Ảnh hưởng đến sông ngòi:
- lượng mưa lớn hình thành nhiều sông ngòi, sông ngòi nhiều nước.
- mưa nhiiều nhưng theo mùa làm cho chế độ dòng chảy cúng phân mùa. sông có một mùa nước đầy vào thời kì mưa nhiều, một mùa nước cạn vào thời kì mưa ít.
- mưa lớn tập trung theo mùa làm cho địa hình dễ bị xói mòn nhưng sông ngòi lại mang nhiều phù sa.
0 Comments:
Đăng nhận xét