tR


I.  Lý thuyết:

Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Yêu cầu học:

-       Tên bài học

-       Ba ví dụ:

1.     Em luôn vứt rác đúng nơi quy định.

2.     Trước khi rời khỏi nhà vệ sinh, em luôn khóa vòi nước cẩn thận.

3.     Em phê phán và đấu tranh với những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên.

Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Yêu cầu học:

-         Khái niệm: Bảo vệ lẽ phải là tôn trọng, giữ gìn. tuân thủ những điều đúng đắn. các chuẩn mực đạo đức. pháp luật, nội quy. quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai. cái xấu, cái ác.

-         Ý nghĩa: Bảo vệ lẽ phải giúp con người:

+ Có cách ứng xử đúng đắn. phù hợp.

+ Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển.

II. Bài tập vận dụng:

Dạng 1: Em hãy nhận xét các nội dung sau là đúng hay sai? Giải thích vì sao?           

1. Bắt chước theo thần tượng trong phim ảnh. mạng xã hội...thiếu sự chọn lọc.

2. Tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ với chủ đề quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

3. Tiếp thu văn hóa của dân tộc khác sẽ làm mất đi giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

4. Tìm ra nhiều phương pháp để giải bài tập Toán.

5. Trong hoạt động thảo luận nhóm, bạn P rất ít khi thực hiện các nhiệm vụ được giao và hay ỷ lại vào bạn bè.

6. Người biết bảo vệ lẽ phải thường dễ bị thiệt thòi.

7. Giữ im lặng khi thấy bạn sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra.

8. Tài nguyên thiên nhiên là vô tận nên không nhất thiết phải tiết kiệm.

9. Che giấu hành vi khai thác rừng trái phép.

Dạng 2:

THI: Bạn V là học sinh lớp 8A và khá năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp hay trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, bạn V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi dó. bạn M là bạn học cùng lớp với bạn V, lại thường xuyên chơi điện tử trong các giờ học trực tuyến. Khi bạn V góp ý thì bạn M cho rằng: ''Mình thấy bạn tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phần mềm thì vẫn học được mà. Học trực tuyến có ai kiểm tra kĩ đâu mà lo".

a.      Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn M không? Hãy làm rõ vì sao?

b.      Nếu em là V, em sẽ làm gì trong tình huống trên?

Trả lời:

- Em không đồng tình với đánh giá của bạn M về bạn V. Vì:

+ Những việc làm của bạn V cho thấy bạn V đã có thái độ tích cực, luôn chăm chỉ, cần cù và sáng tạo trong học tập. Thái độ học tập đúng đắn ấy đã giúp bạn V đạt được kết quả cao, được thầy cô và bạn bè quý mến, đồng thời cũng giúp đỡ được nhiều bạn học sinh khác. Vì vậy, chúng ta nên cổ vũ, khuyến khích và học tập theo bạn V.

+ Những hành động và lời đánh giá của bạn M cho thấy, bạn M còn lười biếng, chưa chăm chỉ, nỗ lực và sáng tạo trong học tập.

TH2: Trên đường đi học về. bạn T vô tình chứng kiến cảnh bạn II đang bị nhóm của bạn K đe dọa. Thấy bạn T đi đến, bạn K cảnh cáo rằng: ‘'Nếu không muốn bị đòn thì phải giữ im lặng”. Bạn Vì sợ bị liên lụy nên bạn T đã từ chối khi bạn H yêu cầu làm chứng để tố cáo nhóm của bạn K với giáo viên chủ nhiệm.

a.      Em có đồng tình với hành động của T không? Hãy làm rõ vì sao?

b.      Nếu em là bạn T. em sẽ làm gì trong tình huống trên?



a, Em không đồng ý về việc là của T. Bởi vì T đang lấn thân vào con đường tệ nạn xã hội và càng ngày càng quá đáng

b, Nếu e là bạn của T, e sẽ nói với bạn rằng bạn đang đi vào đường tệ nạn, khuyên bảo bạn hãy chăm chỉ học hành, không giao du với bọn xấu nữa và nghe lời ông bà, cha mẹ

Nếu là bạn T, em nên báo cáo sự việc với giáo viện chủ nhiệm để thầy/ cô kịp thời có biện pháp ngăn chặn, xử lí.

TH3: Anh D và anh T là đôi bạn thân. Hôm nay, anh D có dịp về quê của anh T chơi. Anh T rủ anh D đến hồ phía sau nhà để câu cá. Mặc dù ngồi rất lâu nhưng anh D vẫn chưa câu được con cá nào. Anh D cảm thấy mất kiên nhẫn và nói với anh T: "Câu mãi chẳng được gì. chán thật". Suy nghĩ một lúc, anh T quyết định đi mượn máy kích điện để bắt cá.

a.      Em có đồng tình với việc làm của anh T không? Hãy làm rõ vì sao?

b.      Nếu em là anh D. em sẽ làm gì trong tình huống trên?

* Trả lời câu hỏi tình huống 3:

- Nhận xét: Việc sử dụng máy kích điện để bắt cá của anh T là trái với quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thủy sản (Khoản 7 Điều 7 Luật Thủy sản năm 2017); đồng thời gây những hậu quả nghiêm trọng, như:

+ Làm chết hàng loạt các loài thủy sản, thủy sinh trong vùng nước;

+ Những thủy sản bị nhiễm điện còn sống sót sẽ không phát triển được và mất khả năng sinh sản, trứng và ấu trùng cũng bị hủy diệt hoàn toàn.

+ Gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người sử dụng.

- Nếu là anh D, em sẽ:

+ Phân tích để anh T hiểu: hành động dùng kích điện đánh bắt cá đã vi phạm Khoản 7 Điều 7 trong Luật Thủy sản. Hành vi này có thể bị xử phạt từ 3 đến 5 triệu đồng. Mặt khác, sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ sinh thái và sự đa dạng sinh vật và có thể gây nguy hiểm cho bản thân cùng những người xung quanh.

+ Khuyên anh T không nên sử dụng kích điện để đánh bắt cá.

Dạng 3:

7. Có ý kiến cho rằng: “Chỉ những người trưởng thành mới cần chăm chỉ sáng tạo trong công việc còn học sinh thì không cần thiết

a.       Em phát hiện ra điều gì qua ý kiến trên? Vì sao?

b.    Em hãy đề xuất các giải pháp để giúp học sinh biết cần cù. sáng tạo trong học tập và lao động.

Theo em ý kiến trên là không đúng vì học sinh cũng phải biết làm những công việc như dọn nhà, ...vì trẻ em phải biết yêu thương ba mẹ, giúp ba mẹ làm việc nhà, người lớn làm việc lớn trẻ nhỏ làm việc nhỏ

2. Có ý kiến cho rằng: "Lao động cần cù, sáng tạo ỉà truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Trong thời kì mới, truyền thống này cần được giữ gìn và phát huy ”,

a.       Em phát hiện ra điều gì qua ý kiến trên?

b.       Em hãy đề xuất các giải pháp để giúp học sinh biết cần cù. sáng tạo trong học tập và lao động.

Chúc các em thi tốt!

 

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top