A. Lý thuyết và phương pháp giải
1. Axit.
- Khái niệm: Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
- Công thức hóa học: một hay nhiều nguyên tử H + gốc axit.
- Phân loại:
+ axit không có oxi: HCl, H2S,…
+ axit có oxi: H2SO4, H3PO4, HNO3, H2SO3…
- Tên gọi
+ Axit không có oxi:
Tên axit: axit + tên phi kim + hiđric.
VD: HCl: axit clohiđric.
+ Axit có nhiều nguyên tử oxi:
Tên axit: axit + tên của phi kim + ic.
VD: HNO3: axit nitric.
+ Axit có ít nguyên tử oxi:
Tên axit: axit + tên phi kim + ơ.
VD: H2SO3: axit sunfurơ.
2. Bazơ.
- Khái niệm: Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH)
- Công thức hóa học: Có một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm -OH.
- Công thức chung: M(OH)n
Trong đó:
+ M: là nguyên tử kim loại.
+ n: là số nhóm hiđroxit (n có giá trị bằng hóa trị của kim loại)
- Tên gọi: Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
VD: NaOH: Natri hiđroxit.
Fe(OH)3: Sắt(III) hiđroxit.
- Phân loại: Dựa vào độ tan trong nước, bazơ được chia làm 2 loại:
+ Bazơ tan trong nước: NaOH, KOH, LiOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2...
+ Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2,...
3. Muối (xét muối kim loại)
- Khái niệm: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
- Công thức hóa học:
+ Gồm 2 thành phần: kim loại và gốc axit.
+ Công thức hóa học dạng: MxAy
Trong đó: M là nguyên tử kim loại và A : là gốc axit.
VD: Na2CO3 NaHCO3
- Tên gọi = Tên KL + hoá trị (nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit
VD: Na2SO4: Natri sunfat và Na2SO3: Natri sunfit
- Phân loại:
+ Muối trung hòa: Muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế nguyên tử kim loại.
VD: Na2SO4, Na2CO3.
+ Muối axit: Muối mà trong gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
VD: NaHCO3, NaHSO4.
4. Xác định công thức hóa học khi biết thành phần các nguyên tố.
Gọi công thức tổng quát của hợp chất là AxBy
Bước 1: Tìm khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
Bước 2: Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.
Bước 3: Lập công thức hóa học của hợp chất.
B. Ví dụ minh họa.
Ví dụ 1: Đọc tên các công thức hóa học sau: HBr, H2CO3, H2S, H3PO4.
Hướng dẫn giải:
- HBr: Axit bromhiđric.
- H2CO3: Axit cacbonic
- H3PO4: Axit photphoric
- H2S: Axit sunfuhiđric
Ví dụ 2: Viết công thức hóa học của các muối có tên gọi sau: Sắt (II) clorua,
magie sunfat, kẽm nitrat, natri hiđrocacbon.
Hướng dẫn giải:
- Sắt(II) clorua: FeCl2
- Magie sunfat: MgSO4
- Kẽm nitrat: Zn(NO3)2
- Natri hiđrocacbon: NaHCO3
Ví dụ 3: Đọc tên các bazơ sau: Mg(OH)2; Fe(OH)2; Al(OH)3.
Hướng dẫn giải:
Mg(OH)2: magie hiđroxit.
Fe(OH)2: sắt(II) hiđroxit.
Al(OH)3: Nhôm hiđroxit.
C. Tự luyện.
Câu 1: Tên gọi của NaCl là
A. natri oxit.
B. natri hiđroxit.
C. natri clorua.
D. natri(I) clorua.
Hướng dẫn giải:
Tên muối = tên kim loại + gốc axit.
NaCl có tên là natri clorua.
Đáp án C
Câu 2: Thành phần phân tử của bazơ gồm:
A. một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm -OH.
B. một nguyên tử kim loại và nhiều nhóm -OH.
C. một hay nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm -OH.
D. một hay nhiều nguyên tử kim loại và nhiều nhóm -OH.
Hướng dẫn giải:
Thành phần phân tử của bazơ gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm -OH
Đáp án A
Câu 3: Công thức hóa học của muối bạc clorua là:
A. AgCl2
B. Ag2Cl
C. Ag2Cl3
D. AgCl
Hướng dẫn giải:
Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit
⇒ Công thức hóa học của bạc clorua là AgCl
Đáp án D
Câu 4: Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối:
A. MgCl2; Na2SO4; K2CO3
B. Na2CO3; NaCl; Ba(OH)2
C. CaSO4; HCl; MgCO3
D. H2O; Na3PO4; KOH
Hướng dẫn giải:
Dãy chất chỉ toàn bao gồm muối là: MgCl2; Na2SO4; K2CO3
Loại B vì Ba(OH)2 là bazơ
Loại C vì HCl là axit
Loại D vì H2O không phải muối, KOH là bazơ
Đáp án A
Câu 5: Trong các chất sau: NaCl, AgCl, Ca(OH)2, CuSO4, Ba(OH)2, Ca(HCO3)2 Số chất thuộc hợp chất bazơ là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải:
Các chất thuộc hợp chất bazơ là: Ca(OH)2, Ba(OH)2
Đáp án B
Câu 6: BaO có bazơ tương ứng là
A. BaOH.
B. Ba(OH)2.
C. Ba(OH)3.
D. Ba2(OH)2.
Hướng dẫn giải:
BaO có bazơ tương ứng là Ba(OH)2.
Đáp án B
Câu 7: Axit nitric là tên gọi của axit nào sau đây?
A. H3PO4.
B. HNO3.
C. HNO2.
D. H2SO3.
Hướng dẫn giải:
Axit nitric là tên gọi của axit nhiều oxi và có nguyên tố phi kim N → là axit HNO3
Đáp án B
Câu 8: Axit tương ứng với oxit axit CO2 là
A. H2CO3
B. H2CO2.
C. HCO3.
D. HCO.
Hướng dẫn giải:
Axit tương ứng với oxit axit CO2 là H2CO3
Đáp án A
Câu 9: Dãy chất chỉ bao gồm axit là:
A. HCl; KOH
B. BaO; H2SO4
C. H3PO4; HNO3
D. SO3; KOH
Hướng dẫn giải:
H3PO4: Axit photphoric
HNO3: Axit nitric
Đáp án C
Câu 10: Hợp chất A có khối lượng mol 58,5 g/mol, thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố là: 60,68% Cl, còn lại là Na. Công thức hóa học của hợp chất là:
A. NaCl
B. NaCl2
C. Na2Cl
D. Na2Cl2
Hướng dẫn giải:
Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
; mNa = 58,5 – 35,5 = 23 g.
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
Vậy công thức hoá học của hợp chất là NaCl (Natri clorua)
Đáp án A
D. Bài tập thêm
Câu 1: Acid tương ứng với acidic oxide CO2 là
A. H2CO3
B. H2CO2.
C. HCO3.
D. HCO.
Câu 2: CuO có base tương ứng là
A. CuOH.
B. Cu(OH)2.
C. Cu(OH)3.
D. Cu2(OH)2.
Câu 3: Hydrochloric acid có công thức hóa học là
A. HCl.
B. HClO.
C. HClO2.
D. HClO3.
Câu 4: Xác định công thức hóa học của một acid, biết phân tử acid đó chỉ chứa 1 nguyên tử S và thành phần khối lượng các nguyên tố trong acid như sau: %H = 2,04%; %S = 32,65%, %O = 65,31%.
A. H2SO3.
B. H2SO2.
C. H2SO4.
D. H2SO5.
Câu 5: Hợp chất NaOH có tên gọi là
A. na hydroxide.
B. sodium monohydroxide.
C. sodium oxygenhydrogen.
D. sodium hydroxide.
0 Comments:
Đăng nhận xét