Câu 1: Hãy chọn câu sai. Hình chữ nhật có
- Hai đường chéo vuông góc với nhau
- Bốn góc
- Hai đường chéo giao nhau tại trung điểm mỗi đường
- Các cạnh đối bằng nhau
Câu 2: Hình vuông là tứ giác có
- Có bốn góc bằng nhau
- Có bốn cạnh bằng nhau
- Cả A, B, C đều sai
- Có 4 góc vuông và bốn cạnh bằng nhau
Câu 3: Hãy chọn câu sai.
- Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật
- Hình thang có một góc vuông là hình chữ nhật
- Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật
- Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật
Câu 4: Khẳng định nào sau đây là sai?
- Hình vuông vừa là hình thoi vừa là hình chữ nhật
- Hình vuông là hình chữ nhật nhưng không là hình thoi
- Hình vuông có hai đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau
- Hình vuông có đường chéo là phân giác các góc trong hình vuông
Câu 5: Nếu ABCD là hình vuông thì:
- AC = BD
- AC, BD giao nhau tại trung điểm mỗi đường
- AC ⊥ BD
- Cả A, B, C đều đúng
Câu 6: Hãy chọn câu sai. Cho ABCD là hình chữ nhật có O là giao điểm hai đường chéo. Khi đó
- AC = BD
- AB = CD; AD = BC
- AO = OB
- OC > OD
Câu 7: Chọn câu đúng: Cho tứ giác ABCD có:
- $\widehat{A}$ = $\widehat{B}$ = $\widehat{C}$ = 90∘ thì tứ giác ABCD là hình chữ nhật
- AB = CD; AC = BD thì tứ giác ABCD là hình chữ nhật
- AB // CD; AB = CD thì tứ giác ABCD là hình chữ nhật
- AB = BC; AD // BC, Â = 900 thì tứ giác ABCD là hình chữ nhật
Câu 8: Chọn câu sai. Tứ giác nào có hai đường chéo bằng nhau
- Hình vuông
- Hình thoi
- Hình thang cân
- Hình chữ nhật
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng. Tứ giác nào có hai đường chéo vuông góc với nhau?
- Hình thoi
- Hình vuông
- Hình chữ nhật
- Cả A và B
Câu 10: Cho tam giác ABC, đường cao AH. Gọi I là trung điểm của AC, E là điểm đối xứng với H qua I. Tứ giác AECH là hình gì?
- Hình bình hành
- Hình thang cân
- Hình thang vuông
- Hình chữ nhật
Câu 11: Cho hình vuông ABCD. Trên các cạnh AB, BC, CD, DA lần lượt lấy các điểm E, F, G, H sao cho AE = BF = CG = DH sao cho AE = BF = CG = DH. Tứ giác EFGH là hình gì?
- Hình chữ nhật
- Hình bình hành
- Hình thoi
- Hình vuông
Câu 12: Độ dài đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông có các cạnh góc vuông bằng 5cm, 12cm là:
- 6cm
- 13cm
- 6,5cm
- 10cm
Câu 13: Cho hình thoi ABCD, O là giao điểm của hai đường chéo. Các tia phân giác 4 góc đỉnh O cắt các cạnh AB, BC, CD, DA theo thứ tự ở E, F, G, H. Tứ giác EFGH là hình gì?
- Hình chữ nhật
- Hình thoi
- Hình bình hành
- Hình vuông
Câu 14: Cho tam giác ABC với ba trung tuyến AI, BD, CE đồng quy tại G. M và N lần lượt là trung điểm của GC và GB. Tứ giác MNED là hình gì?
- Hình chữ nhật
- Hình thang cân
- Hình thang vuông
- Hình bình hành
Câu 15: Cho hình vuông có chu vi 28 cm. Độ dài cạnh hình vuông là:
- 4 cm
- 7 cm
- 14 cm
- 8 cm
Câu 16: Cho tam giác ABC vuông tại A, AC = 8cm, điểm M thuộc cạnh BC. Gọi D, E theo thứ tự là các chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB, AC. Chu vi của tứ giác ADME bằng:
- 14cm
- 12cm
- 18cm
- 16cm
Câu 17: Cho hình vuông có chu vi 16 cm. Bình phương độ dài một đường chéo của hình vuông là
- 22
- 32
- 15
- 24
Câu 18: Cho tứ giác ABCD, lấy M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác ABCD cần có điều kiện gì để MNPQ là hình chữ nhật
- AC⊥ BD
- AB = BC
- AD = CD
- BC = CD
Câu 19: Cho hình bình hành ABCD có AB = a, BC = b (a > b). Các phân giác trong của góc A, B, C, D tạo thành tứ giác MNPQ. Tính độ dài đường chéo của hình chữ nhật MNPQ theo a, b.
- QN = a – 2b
- QN = a – b
- QN = a + b
- QN = $\frac{a-b}{2}$
Câu 20: Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Tìm điều kiện của tứ giác ABCD để hình bình hành EFGH là hình vuông.
- BD ⊥ AC
- BD ⊥ AC; BD = AC
- BD = AC
- AC = BD và AB // CD
Câu 21: Cho hình chữ nhật ABCD có AB = a;AD = b. Cho M, N, P, Q là các đỉnh của tứ giác MNPQ và lần lượt thuộc các cạnh AB, BC, CD, DA. Tìm giá trị nhỏ nhất của chu vi tứ giác MNPQ.
- $2\sqrt{a^{2}+b^{2}}$
- $2(a^{2}+b^{2})$
- $a^{2}+b^{2}$
- $\sqrt{a^{2}+b^{2}}$
Câu 22: Cho hình vuông ABCD. M là điểm nằm trong hình vuông. Gọi E, F lần lượt là hình chiếu của M trên cạnh AB và AD. Tứ giác AEMF là hình vuông khi.
- M trên đường chéo AC
- M thuộc cạnh DC
- M thuộc đường chéo BD
- M tùy ý nằm trong hình vuông ABCD
Câu 23: Cho hình vuông có chu vi 20 cm. Bình phương độ dài một đường chéo của hình vuông là:
- 40
- 50
- 30
- 20
Câu 24: Cho hình cuông ABCD, điểm E thuộc cạnh CD. Tia phân giác của góc ABE cắt AD ở K. Chọn câu đúng.
- AK + CE = 2BE
- AK + CE > BE
- AK + CE = BE
- AK + CE = ½BE
Câu 25: Cho hình thang cân ABCD, đáy nhỏ AB = 6, CD = 18, AD = 10. Gọi I, K, M, L lần lượt là trung điểm của các đoạn BC, CA, AD và BD. Tính độ dài các cạnh AB, AL, AK.
- $AB = 6; AL=4; AK=\sqrt{52}$
- $AB = 4; AL=6; AK=\sqrt{52}$
- $AB = 6; AL=\sqrt{52}; AK=4$
- $AB = 6; AL=5; AK=\sqrt{61}$
Câu 26: Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm M thuộc cạnh huyền BC. Gọi D, E lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB, AC. Điểm M ở vị trí nào trên BC thì DE có độ dài nhỏ nhất?
- M là trung điểm của BC
- M là hình chiếu của A trên BC
- M trùng với B
- Đáp án khác
Câu 27: Cho hình vuông ABCD cạnh 8 cm. M, N, P, Q là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA. Tính diện tích tứ giác MNPQ.
- $S_{MNPQ}= 16cm^{2}$
- $S_{MNPQ}= 30cm^{2}$
- $S_{MNPQ}= 32cm^{2}$
- $S_{MNPQ}= 28cm^{2}$
Câu 28: Cho tam giác ABC cân tại A, đường trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC. K là điểm đối xứng với M qua điểm I. Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AMCK là hình vuông
- Tam giác ABC vuông cân tại B
- Tam giác ABC đều
- Tam giác ABC vuông cân tại A
- Tam giác ABC vuông cân tại C
Câu 29: Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Trên cạnh BC lấy các điểm H, G sao cho BH = HG = GC. Qua H và G kẻ các đường vuông góc với BC, chúng cắt AB và AC theo thứ tự tại E và F. Cho BC = 9 cm. Tính chu vi của tứ giác EFGH.
- 9 cm
- 12 cm
- 16 cm
- 20 cm
Câu 30: Cho tam giác ABC vuông tại A. Điểm M thuộc BC. Qua M dựng đường thẳng song song với AB cắt AC tại D. Qua M dựng đường thẳng song song với AC cắt AB tại E. Tìm vị trí điểm M để tứ giác ADME là hình vuông.
- M là chân đường cao hạ từ đỉnh A xuống cạnh BC
- M là chân đường trung tuyến từ đỉnh A xuống cạnh BC.
- Đáp án khác.
- M là chân đường phân giác của  xuống cạnh BC.
0 Comments:
Đăng nhận xét