Mục lục bài viết
Phản ứng hóa học là bài học quan trọng trong môn Hóa học THCS. Bài viết này Monkey sẽ tổng hợp những lý thuyết, định nghĩa phản ứng hóa học là gì? Diễn biến phản ứng hóa học cũng như điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra để các bạn học sinh dễ dàng ôn tập.
Định nghĩa “Phản ứng hóa học là gì”?
Như chúng ta đã biết, một chất có thể biến đổi từ chất này thành chất khác và quá trình này được gọi là bản chất của phản ứng hóa học.
“Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học. Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất phản ứng (hoặc chất tham gia). Chất mới sinh ra trong quá trình phản ứng được gọi là sản phẩm” (Theo Sách giáo khoa Hóa học 8).
Phương trình chữ biểu hiện phản ứng hóa học:
Tên các chất phản ứng -> Tên các sản phẩm.
Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng sẽ tăng dần và ngược lại lượng sản phẩm sẽ giảm dần.
Ví dụ phản ứng hóa học:
- Khí nitơ tác dụng với khí hidro sẽ tạo ra amoniac: Khí nitơ + Khí hidro -> Amoniac
- Khí cacbon phản ứng với oxi sẽ tạo ra khí cacbonic: Cacbon + Oxi -> Khí cacbonic
Các loại phản ứng hóa học? Đó là gì?
Sau khi tìm hiểu thế nào là phản ứng hóa học? Chúng có 4 loại bao gồm: Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng oxi hóa khử và phản ứng thế.
Cụ thể:
- Phản ứng hóa hợp: Là một phản ứng hóa học, trong đó hai hay nhiều chất ban đầu chỉ tạo thành một chất mới (sản phẩm). Ví dụ: 2Mg + O2 -> 2MgO
- Phản ứng phân hủy: Là phản ứng hóa học trong đó có nhiều chất mới được sinh ra (2 chất trở lên từ một chất ban đầu. Ví dụ: Zn(OH)2 -> ZnO + H2O
- Phản ứng oxi hóa khử: Là phản ứng hóa học khi sự khử và oxi hóa xảy ra đồng thời. Ví dụ: Fe2O3 + 3CO -> 2Fe + 3CO2
- Phản ứng thế: Là một phản ứng hóa học xảy ra giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất sẽ thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. Ví dụ: Cl2 + 2KBr -> 2KCl + Br2
Trường hợp có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử nguyên tố khác.
Phản ứng hóa học xảy ra khi nào?
“Phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tham gia phản ứng tiếp xúc với nhau, có những trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác…” (Sách Giáo khoa Hóa học 8 – NXB Giáo dục Việt Nam, trang 50).
Cụ thể:
Tiếp xúc: Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng hóa học xảy ra càng dễ. Ví dụ như khi cho bột lưu huỳnh và bột sắt tác dụng với nhau sẽ tạo thành FeS.
Đun nóng: Để đảm bảo phản ứng hóa học xảy ra, một số trường hợp cần tác động của nhiệt. Có những phản ứng hóa học sử dụng nhiệt như chất khơi mào trong khi đó có những phản ứng cần lượng nhiệt lớn hơn và đun sôi liên tục. Một số phản ứng hóa học xảy ra không cần bất kỳ sự tác động nhiệt nào. Ví dụ như phản ứng của kẽm và axit clohidric. Bạn chỉ cần đổ dung dịch axit vào kẽm là đã có thể quan sát được các bọt khí nổi lên trong ống nghiệm.
Chất xúc tác: Chất xúc tác cần thiết để thúc đẩy phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không bị biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.
Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?
Để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra, chúng ta cần dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành và chất mới này có tính chất khác với chất phản ứng.
Ví dụ như trong phản ứng hóa học giữa sắt và khí clo, chất tạo thành là sắt clorua. Sắt clorua không còn tính chất của sắt và khí clo nữa.
Ngoài có tính chất khác, các dấu hiệu như màu sắc, trạng thái, có sự xuất hiện tỏa nhiệt hay phát sáng cũng là những dấu hiệu cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra.
Ví dụ như khi đun nóng, đường sẽ có phản ứng hóa học phân hủy thành than và nước. Như vậy, dấu hiệu nhận biết ở đây là màu sắc của đường đã bị thay đổi.
0 Comments:
Đăng nhận xét