Một số kiến thức cần nắm vững về bazơ:
1. Khái niệm
- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH)
- Ví dụ: NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,...
2. Công thức hóa học
- Thành phần phân tử: Có một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.
Công thức chung: M(OH)n
Trong đó:
M: là nguyên tử kim loại.
n: là số nhóm hiđroxit (n có giá trị bằng hóa trị của kim loại)
3. Tên gọi
Tên bazơ: Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
Ví dụ:
NaOH: Natri hiđroxit.
Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit.
4. Phân loại
Dựa vào độ tan trong nước, bazơ được chia làm 2 loại:
* Bazơ tan trong nước: NaOH, KOH, LiOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2...
* Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2,...
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
Na2O + H2O → NaOH
K2O + H2O → KOH
a) Lập Phương trình hóa học của phản ứng có sơ đồ trên.
b) Gọi tên các sản phẩm tạo thành.
Lời giải:
a) Phương trình hóa học:
Na2O + H2O → 2NaOH
K2O + H2O → 2KOH
b) Tên gọi của các sản phẩm là:
NaOH: Natri hiđroxit
KOH: Kali hiđroxit
Ví dụ 2: Đọc tên của những chất có công thức hóa học sau: Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2
Lời giải:
Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
Mg(OH)2: Magie hiđroxit
Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit (vì Fe là kim loại có nhiều hóa trị)
Cu(OH)2: Đồng (II) hiđroxit (vì Cu là kim loại có nhiều hóa trị)
Ví dụ 3: Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây:
Na2O, FeO, BaO, MgO, Al2O3
Lời giải:
Oxit | Bazơ tương ứng |
Na2O | NaOH |
FeO | Fe(OH)2 |
BaO | Ba(OH)2 |
MgO | Mg(OH)2 |
Al2O3 | Al(OH)3 |
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Al2O3 có bazơ tương ứng là:
A. Al(OH)2.
B. Al2(OH)3.
C. AlOH.
D. Al(OH)3.
Lời giải:
Đáp án D
Al2O3 có bazơ tương ứng là Al(OH)3
Câu 2: Tên gọi của NaOH là:
A. Natri oxit
B. Natri hiđroxit
C. Natri (II) hiđroxit
D. Natri hiđrua
Lời giải:
Đáp án B
Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
Na là kim loại có một hóa trị ⇒ tên gọi của NaOH là: Natri hiđroxit.
Câu 3: Tên gọi của Al(OH)3 là:
A. Nhôm (III) hiđroxit.
B. Nhôm hiđroxit.
C. Nhôm (III) oxit.
D. Nhôm oxit.
Lời giải:
Đáp án B
Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
Al là kim loại có một hóa trị ⇒ Al(OH)3: nhôm hiđroxit
Câu 4: Thành phần phân tử của bazơ gồm:
A. một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.
B. một nguyên tử kim loại và nhiều nhóm –OH.
C. một hay nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.
D. một hay nhiều nguyên tử kim loại và nhiều nhóm –OH.
Lời giải:
Đáp án A
Thành phần phân tử của bazơ gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH
Câu 5: Cho CaO tác dụng với nước thu được Ca(OH)2. Tên gọi của Ca(OH)2 là:
A. Canxi (II) hiđroxit.
B. Canxi hiđroxit.
C. Canxi (II) oxit.
D. Canxi oxit.
Lời giải:
Đáp án B
Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
Vì Ca là kim loại có một hóa trị ⇒ Ca(OH)2: Canxi hiđroxit
Câu 6: Hợp chất nào sau đây là bazơ?
A. Đồng (II) nitrat
B. Kali clorua
C. Sắt (II) sunfat
D. Canxi hiđroxit
Lời giải:
Đáp án D
Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
→ bazơ là: Canxi hiđroxit
Câu 7: Tên gọi của Fe(OH)3 là:
A. Sắt (III) hiđroxit.
B. Sắt hiđroxit.
C. Sắt (III) oxit.
D. Sắt oxit.
Lời giải:
Đáp án A
Vì Fe là kim loại có nhiều hóa trị ⇒ Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit
Câu 8: Tên gọi của Ba(OH)2 là:
A. Bari hiđroxit
B. Bari đihidroxit
C. Bari hidrat
D. Bari oxit
Lời giải:
Đáp án A
Tên bazơ: Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
Tên gọi của Ba(OH)2 là: Bari hiđroxit
Câu 9: FeO có bazơ tương ứng là:
A. Fe(OH)2.
B. Fe2(OH)3.
C. FeOH.
D. Fe(OH)3.
Lời giải:
Đáp án A
FeO có bazơ tương ứng là: Fe(OH)2
Câu 10: Trong các chất sau: KCl, AgCl, Ca(OH)2, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất bazơ là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Lời giải:
Đáp án A
Các chất thuộc hợp chất bazơ là: Ca(OH)2, Ba(OH)2
0 Comments:
Đăng nhận xét