tR

 https://tienganh247.info/phuong-phap-lam-bai-tap-dien-vao-bai-doc-a3797.html

     NGUYÊN TẮC CHUNG:

1. Xác định từ loại cần điền cho chỗ trống trong bài và tìm từ có từ loại tương ứng để điền vào chỗ trống.

2. Dựa vào hàm ý và văn phong của đoạn văn để suy luận ra từ cần điền.

     GHI NHỚ

A) MỘT SỐ CẤU TẠO TỪ THÔNG DỤNG

1) Cấu tạo danh từ

- Danh từ được cấu tạo từ động từ bằng cách thêm các hậu tố như: -ment (arrangement, management...); -tion, -ion (repetition, decision...); -ence (reference, dependence). Chỉ người thì thêm các phụ tố như –ee (empoyee), -er (teacher), -or (competitor), -ist (dentist...)...

- Danh từ được cấu tạo từ tính từ bằng cách thêm các hậu tố như: -ty (difficulty...), -ness (carefulness...), -bility (responsibility...), -ce (confidence...)...

2) Cấu tạo tính từ

- Tính từ thường được cấu tạo từ danh từ và động từ bằng cách thêm các hậu tố như –ful (beautiful, helpful...), -less (harmless, careless...), -ous (dangerous, continuous...), -al (financial, econimical...), - ic (climatic, politic...), - tive (active, competitive...), -able (trainable...), -ible (defensible...)...

3) Cấu tạo động từ

- Động từ được cấu tạo bằng thêm một số phụ tố tố vào danh từ: en- (encourage); -en (threaten)...

- Động từ được cấu tạo bằng thêm một số phụ tố vào tính từ: en- (enlarge); -en (widen); -ise; -ize (modernize, industrialise), -fy (purify) ...

4) Cấu tạo trạng từ

- Trạng từ thường được cấu tạo bằng việc thêm đuôi –ly vào tính từ: quick – quickly, beautiful –beautifully... Một số trạng từ có hình thức giống với tính từ: fast, hard, far, much...

5) Các tiền tố làm đảo ngược nghĩa của từ

- Khi thêm một số tiền tố như un- (unhappy), in- (inactive), dis- (dislike), mis- (misspell, misunderstand), ir- (irresponsible), il- (illegal)... thì nghĩa của từ sẽ trái ngược hoàn toàn. Tuy nhiên mỗi từ lại chỉ có thể kết hợp với một loại phụ tố nhất định, ví dụ như mis- chỉ kết hợp được với understand, spell chứ không kết hợp được với happy hay active.

B) VỊ TRÍ CÁC TỪ LOẠI

I. Nouns: danh từ thường được đặt ở những vị trí sau:

1.Chủ ngữ của câu (thường đứng đầu câu,sau trạng ngữ chỉ thời gian)

2. Sau tính từ: my, your, our, their, his, her, its, good, beautiful....

Ex: She is a good teacher.

                 Adj      N

3. Làm tân ngữ, sau động từ

Ex: I like English.                 We are students.

4. Sau “enough”

Ex: He didn’t have enough money to buy that car.

5. Sau các mạo từ a, an, the hoặc các từ this, that, these, those, each, every, both, no, some, any, few, a few,   little, a little,.....(Lưu ý cấu trúc a/an/the + adj + noun)

Ex: This book is an interesting book.

6. Sau giới từ: in, on, of, with, under, about, at......

Ex: Thanh is good at literature.

II. Adjectives: Tính từ thường đứng ở các vị trí sau:

1. Trước danh từ: Adj + N

Ex: My Tam is a famous singer.

2. Sau động từ liên kết: tobe/seem/appear/feel/taste/look/keep/get + adj

Ex: She is beautiful /      Tom seems tired now.

Chú ý:   keep/make + O + adj

Ex: He makes me happy

3. Sau “ too”:  S + tobe/seem/look....+ too +adj...

Ex: He is too short to play basketball.

4. Trước “enough”: S + tobe + adj + enough...

Ex: She is tall enough to play volleyball.

5. Trong cấu trúc so...that: tobe/seem/look/feel.....+  so + adj + that

Ex: The weather was so bad that we decided to stay at home

6. Tính từ còn được dùng dưới các dạng so sánh( lưu ý tính từ dài hay đứng sau more,  the most, less, as....as)

Ex: Meat is more expensive than fish.

7. Tính từ trong câu cảm thán: How +adj + S + V

                                                  What + (a/an) + adj + N

III. Adverbs: Trạng từ thường đứng ở các vị trí sau

1. Trước động từ thường (nhất là các trạng từ chỉ tàn suất: often, always, usually, seldom.)

Ex: They often get up at 6am.

2. Giữa trợ động từ [aux] và động từ thường

Ex: I have recently finished my homework.

         aux   adv          V

3. Sau đông từ tobe/seem/look...và trước tính từ: tobe/feel/look... + adv + adj

Ex: She is very nice.

                  Adv  adj

4. Sau “too”: V(thường) + too + adv : 

Ex: The teacher speaks too quickly.

5. Trước “enough” : V(thường) + adv + enough

Ex: The teacher speaks slowly enough for us to understand.

6. Trong cấu trúc so....that: V(thường) + so + adv + that

Ex: Jack drove so fast that he caused an accident.

7. Đứng cuối câu : 

Ex: The doctor told me to breathe in slowly.

8. Trạng từ cũng thường đứng một mình ở đầu câu,hoặc giữa câu và cách các thành phần khác của câu bằng dấu phẩy(,)

Ex: Last summer I came back my home country. / My parents had gone to bed when I got home.

      It’s raining hard. Tom, however, goes to school.

IV. Verbs: Thường đứng sau chủ ngữ: (Nhớ cẩn thận với câu có nhiều mệnh đề).

       Ex: My family has five people.

             I believe her because she always tells the truth.

      Chú ý: Khi dùng động từ nhớ lưu ý thì của nó để chia cho đúng.

     CÁC BƯỚC CỤ THỂ:

1. Đối với chỗ trống nằm giữa mệnh đề ở vị trí chủ ngữ:

Khái quát hóa các thành phần của cụm từ chứa chỗ trống để xác định cấu trúc/ thành ngữ đang được sử dụng.

* Động từ được khái quát ở dạng nguyên mẫu: To (DO) ….

* Từ chỉ vật được khái quát dưới dạng: SOMETHING

* Từ chỉ người: SOMEBODY

Chú ý: Nên chú ý đặc biệt đến giới từ của các cấu trúc/ thành ngữ này.

Ví dụ: The child felt hot so he took no ___ of his mother’s warning and went to the sea to swim.

Thành ngữ trong câu:         To take no _____ of  s.th

-> To take no notice of s.th

2. Với chỗ trống đầu câu theo sau có dấu phẩy (,), điền adverbs (unfortunately/ actually/ suddenly/ obviously/ consequently/ surprisingly/ however/ therefore/ moreover/ next/ recently/ nowadays…)

3. Chỗ trống giữa hai mệnh đề , điền liên từ ( because/ after/ when/ while/ although…)

4. Chỗ trống giữa hai mệnh đề ngay sau danh từ cần bổ nghĩa, dùng đại từ (who/ whom/ which/ that…)

CÁC CỤM TỪ ĐÔI KHI ĐỨNG ĐẦU CÂU HOẶC CUỐI CÂU:

+ At…   

+ At present/ at times/ at first/ at once/ at least/ at once…

+ So…

+ So far/ so on/ so much/ so well…

+ ON time/ ON board/ IN time

  • XÁC ĐỊNH TỪ LOẠI CẦN ĐIỀN CHO CHỖ TRỐNG

* Cấu tạo từ thuộc lĩnh vực từ loại

Bước 1: Xác định từ loại

Đọc qua câu hỏi và quan sát thật kĩ vị trí của từ cần điền. Việc xác định từ loại của từ cần điền vào chỗ trống là điểm quan trọng nhất có tính quyết định đến độ chính xác của đáp án.

Ví dụ 1:   Some species of rare animals are in _____ of extinction. 

A. danger          B. dangerous            C. dangerously           D. endanger

=> Nếu em nào không biết thành ngữ to be in danger (đang bị đe dọa, đang trong tầm nguy hiểm)  thì hãy để ý rằng vị trí của từ cần điền không thể là một từ loại nào khác ngoài danh từ (giữa 2 giới từ).

Ví dụ 2:   Life here is very _____.

A. peace         B. peaceful           C. peacefully               D. peacefulness

=> Sau động từ to be (is) có 2 từ loại là tính  từ và danh từ. Tuy nhiên do có trạng từ chỉ mức độ very nên từ loại cần điền phải là một tính từ.

Bước 2: Quan sát đáp án và chọn đáp án đúng

Sau khi đã xác định được từ loại của từ cần điền các em quay lại quan sát 4 phương án đã cho,  thấy từ nào phù  hợp với từ loại đã  được xác định thì  đó chính là đáp án. Trong ví dụ 1 chỉ  có danger là danh từ và cũng là đáp án của câu. (Dangerous là tính từ, dangerously là trạng  từ, endanger là động từ). Trong ví dụ 2 peaceful là tính từ duy nhất trong các từ đã cho và cũng  là đáp án của câu.

Lưu ý: Nếu 4 phương án là 4 từ loại khác nhau thì vấn đề thật đơn giản. Tuy nhiên cũng có những câu  mà người ra đề đòi hỏi thí sinh kết hợp cả kiến thức ngữ pháp nữa.

Xét ví dụ sau đây:  There are small _____ between British and American English.

A. differences             B. different             C. difference         D. differently

=> Sau khi xác định từ loại của từ cần điền là một danh từ nhưng khi quan sát các phương án các  em lại thấy có 2 danh từ differences và difference. Vậy từ nào mới là đúng? Lúc này các em  mới cần để ý đến thì của động từ trong câu – to be được chia ở số nhiều (are) do đó đáp án của  câu phải là một danh từ số nhiều – differences.

* Cấu tạo từ thuộc lĩnh vực ngữ pháp

Dạng thứ 2 trong bài tập cấu tạo từ là phân biệt dạng thức bổ trợ của động từ, tính từ, trạng từ  hay phương thức so sánh. Trong dạng bài tập này các em phải nắm vững được cấu trúc ngữ  pháp, loại bổ trợ của động từ cũng như các hình thức so sánh.

Dạng 1: Tính từ -ed hay –ing

Ví dụ: We are _____ of the long journey. 

A. tire            B. tiring              C. tired                D. to tire

=> Chỗ trống cần điền một tính từ nhưng trong 4 phương án lại có 2 tính từ là tiring và tired, vậy từ  nào mới là đáp án của câu. Lúc này chúng ta lại vận dụng kiến thức ngữ pháp để giải quyết vấn đề. Khi chủ ngữ là người chúng ta dùng quá khứ phân từ; khi chủ ngữ là sự vật, hiện tượng  chúng ta dùng hiện tại phân từ. Đáp án của câu trên là tired.

Dạng 2: Bổ trợ của động từ

Ví dụ: Would you mind ____  me a hand with this  bag? 

A. to give             B. give                    C. giving                D. to giving

=> Trong dạng bài tập này các em cần phải học thuộc loại V nào thì đi với loại bổ trợ nào. 

Ví dụ: Các Verb như mind, enjoy, avoid, finish, keep...thì Verb đi sau nó luôn là V-ing.

Các động từ như agree, aim, appear, ask, attempt, decide, demand...thì bổ trợ luôn là động từ  nguyên thể có to.

Dạng 3: Dạng thức so sánh

Ví dụ: Sara speaks so _____ that I can’t understand her. 

A. fast           B. fastly                 C. faster                 D. faster

Khi trong câu có các dấu hiệu như more hoặc than thì tính từ hoặc trạng từ trong câu phải ở  dạng so sánh hơn, có the hoặc most trước ô trống thì tính/ trạng từ phải ở dạng so sánh nhất.  Xét  câu  trên  không  có  các  dấu hiệu của câu so sánh nên  trạng từ fast là đáp án (Lưu ý rằng fastly không tồn tại trong tiếng Anh).

  • XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CỦA CÂU

Ví dụ 1:The equipment in our office needs _____.    

A. moderner       B. modernizing     C. modernized      D. modernization.

=> Câu có chủ ngữ là vật (The equipment) nên sau need sẽ là một V-ing – Đáp án của câu là modernizing.

Mỗi một loại động từ chỉ đi với một dạng bổ trợ nhất định. Khi các em biết được cấu trúc của nó rồi thì việc xác định cấu tạo của từ đi sau nó rất dễ dàng.

Các động từ như mind, enjoy, avoid, finish, keep...thì động từ đi sau nó luôn là V-ing. Các động từ như agree, aim, appear, ask, attempt, decide, demand...thì bổ trợ luôn là động từ nguyên thể có to.

Ví dụ 2: That is the most _____ girl I’ve seen.    

A. beautifuler           B. beautiful           C. beautifulest           D. beautifully

=> Từ cần điền là một tính từ bổ nghĩa cho girl. Trước vị trí ô trống là the most – dấu hiệu của so sánh nhất. Đến đây nhiều em sẽ chọn beautifulest vì nghĩ rằng tính từ ở dạng so sánh nhất thêm–est cuối từ nhưng quy tắc này chỉ áp dụng với tính từ ngắn, đối với tính từ dài (hai âm tiết trở nên ) thì cấu trúc sẽ là the most + nguyên mẫu tính từ.

CHÚ Ý:

* Khi 4 phương án A, B, C, D đều thuộc cùng loại từ vựng (danh từ hoặc tính từ) thì các em phải xem xét ý nghĩa của từng từ để chọn đáp án chính xác nhất.

Ví dụ :Computer is one of the most important _____of the 20th century.

A. inventings              B. inventories             C. inventions        D. inventor

=> Sau one of phải là một danh từ số nhiều. Tuy nhiên inventories lại có nghĩa là bản tóm tắt, bản kiểm kê trong khi inventions là sự phát minh, sáng chế. Đáp án của câu đương nhiên là inventions. Nếu không các em hãy chú ý đến đuôi –tion, một cách cấu tạo danh từ chỉ vật từ động từ rất thông dụng cũng có thể suy ra đáp án của câu.

* Xem xét ý nghĩa phủ định của từ

Khi thêm các tiền tố như in, un, ir, dis... thì nghĩa của từ bị đảo ngược hoàn toàn. Dựa vào các yếu tố đó các em có thể nhận biết được nghĩa của từ là khẳng định hay phủ định. Tuy nhiên mỗi một từ chỉ có thể kết hợp với một loại phụ tố nhất định. Ví dụ responsible chỉ kết hợp với tiền tố ir, illegal chỉ kết hợp với tiền tố il-...

Ví dụ: I think it’s very _____ of him to expect us to work overtime every night this week.

A. reason      B. reasonable          C unreasonable           D. inreasonable

=> Từ cần điền là một tính từ. Cụm từ “work overtime every night this week” mang hàm ý phủ định nên tính từ của câu cũng mang nghĩa phủ định – unreasonable. (Reasonable chỉ kết hợp với tiền tố un- để tạo nên từ trái nghĩa).

Để làm dạng bài tập này các em phải liên hệ từ cần điền với các cụm từ khác trong câu để nhận biết được ý của câu là khẳng định hay phủ định rồi từ đó xác định dạng thức của từ.

  • XÁC ĐỊNH CỤM TỪ CỐ ĐỊNH, THÀNH NGỮ
  • a) Cấp độ cụm từ

    Khi học bài trên lớp, học sinh thường không chú ý nhiều đến các cụm từ cố định. Hầu như học sinh mới chỉ dừng lại ở việc hiểu nghĩa của các cụm từ đó nhưng như vậy là chưa đủ. Các bài điền từ thường nhằm vào những cụm từ trên, bỏ trống một thành phần và yêu cầu học sinh chọn từ điền vào. Các phương án đưa ra thường không khác nhau về chức năng/ ngữ nghĩa nhưng chỉ có một phương án kết hợp được với các thành tố xung quanh và là đáp án đúng.

    Ví dụ: Her parents wanted her to go to university but I know that she was really fed ____(2)____ with studying.

    2. A. on                  B. in                        C. up                      D. down

    => Trong 4 giới từ trên chỉ có up là đáp án đúng vì khi kết hợp với từ đứng trước và từ đi sau thì nó tạo thành một cụm từ có nghĩa.

    Chính vì vậy, trong quá trình học tập các em cần lưu ý học thuộc những cụm từ xuất hiện cố định như:

    · To be fond of sth = to be keen on sth: yêu thích cái gì            

    · To be interested in sth: thích thú, quan tâm cái gì

To be good at sth: giỏi về lĩnh vực gì, giỏi làm gì                     
  • · To be surprised at sth: ngạc nhiên vì điều gì…
  • · To be fed up with sth: chán điều gì                                                              
  • · To be bored with sth: chán làm gì
  • · To be tired of sth: mệt mỏi vì điều gì                                            
  • · To be afraid of sth: sợ, e ngại điều gì

Ngoài ra, các câu hỏi cũng hay tập trung vào những cụm động tân cố định hoặc những cụm động ngữ (phrasal verbs)

b) Cấp độ cấu trúc

Người ra đề có thể bỏ bớt một từ trong các cấu trúc học sinh đã được học trong sách giáo khoa và đưa ra 4 phương án lựa chọn. Khi làm các câu hỏi này, các em cần lưuý phân biệt rõ các từ và đặt nó vào bối cảnh cụ thể trong câu vì các lựa chọn đưa ra hầu hết đều có cùng ý nghĩa với nhau nhưng chỉ có một từ có thể điền vào chỗ trống để tạo thành cấu trúc đúng.

Ví dụ 1: It really takes you years to get to know someone well _____ to consider your best friend.

A. enough              B. such                C. too               D. so

  • => Trong câu trên, chỉ có enough có thể được điền vào chỗ trống để tạo thành cấu trúc có nghĩa là V + Adv + enough + to do sth. Trong khi đó, such và so thường đi kèm với mệnh đề phía sau. Too cũng có cấu trúc gần giống nough nhưng khác về vị trí và ý nghĩa. Hãy xem ví dụ sau: The coffee is too hot to drink. (Cà phê nóng quá nên không thể uống được).

    Như vậy, cấu trúc too là: Too + adj + to do sth: quá…. đến nỗi không thể làm gì.

    Ngoài ra, trong chương trình học tiếng Anh phổ thông cũng có rất nhiều bài nói về cấu trúc so sánh của tính từ và trạng từ nên đây cũng là mảng kiến thức trọng tâm trong các câu hỏi trắc nghiệm điền từ. Người ra đề có thể bỏ bớt 1 thành tố trong câu trúc so sánh như “than, as” hoặc đưa ra những dạng so sánh hơn kém khác nhau của cùng một tính từ/ trạng từ và yêu cầu học sinh lựa chọn.

    Ví dụ 2: When receiving the exam result, she seemed _____ than his sister.

    A. more happy        B. happier           C. the more happy         C. the happiest

  • => Rõ ràng câu trên cần chọn B. happier để điền vào chỗ trống vì câu này so sánh hơn tính từ happy (do có than). Ta không dùng more happy vì tính từ này kết thúc bằng chữ “y”.

    c) Cấp độ mệnh đề và câu

    Phổ biến nhất về cấp độ này là các câu hỏi về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ (subject – verb concord). Để làm tốt câu hỏi dạng này, các em cần phân biệt danh từ đếm được và danh từ không đếm được; danh từ số ít và danh từ số nhiều để chia động từ/ trợ động từ cho đúng. Các em cần lưu ý có rất nhiều từ kết thúc là –s nhưng vẫn là danh từ số ít (ví dụ như series) hay có những danh từ không kết thúc bằng –s mà vẫn là danh từ số nhiều như men (đàn ông), women (phụ nữ), feet(bàn chân), geese(con ngỗng), teeth (răng), lice (con rận), mice (con chuột). Ngoài ra còn có một số danh từ có thể dùng ở cả dạng số ít và số nhiều như: fish (cá),carp (cá chép), cod (cá thu), squid (cá mực), trout (cá trầu),turbot (cá bơn), salmon (cá hồi), mackerel (cá thu), pike (cá chó), plaice (cá bơn sao), deer (con nai),sheep (con cừu). Có một số từ/ cụm từ luôn luôn đi với danh từ đếm được (như few, a few, many…) trong khi một số từ chỉ bổ nghĩa cho danh từ không đếm được như (little, a little, much…).

  • Ví dụ 1: We have cut down _____ trees that there are now vast areas of wasteland all over the world.

    A. so much             B. so many           C. so few               D. so little

    => Vì danh từ đi sau (trees) là danh từ đếm được số nhiều nên chỉ có thể điền phương án B hoặc C. Dựa vào ý nghĩa của câu (vế sau) thì ta phải chọn B. (Chúng ta đã chặt nhiều cây xanh đến nỗi ngày nay có nhiều khu đất hoang rộng lớn trên toàn thế giới). Mặt khác, việc xác định sự tương ứng về số giữa chủ ngữ và động từ cũng giúp ta chọn được đáp án chính xác từ những phương án có nội dung tương tự nhau.

    Ví dụ 2: As you know 75% of the world’s _____ is in English.

    A. mail               B. parcels              C. envelopes              D. letters

    Ngoài kiến thức thực tế, học sinh cũng có thể phân tích ngữ pháp của câu để chọn từ điền vào chỗ trống. Ta thấy rằng động từ to be được chia ở dạng số ít là “is” nên chủ ngữ chắc chắn là số ít hoặc không đếm được. Các phương án B, C, D đều ở dạng số nhiều nên danh từ không đếm được mail chính là đáp án.

  • Cuối cùng xin lưu ý các em là khi làm bài dạng chọn từ điền vào chỗ trống trong đoạn văn, các em nên đọc kỹ toàn bài và hiểu được mối quan hệ giữa các thông tin trước và sau chỗ trống. Đôi khi, đáp án lại có ngay trong chính đoạn văn các em đang đọc!

     

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top