tR

 1. Công thức

a) Tam giác cân

Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.

• Cho ∆ABC cân tại A khi và chỉ khi AB = AC.

Tam giác cân, đường trung trực của đoạn thẳng lớp 7 (hay, chi tiết)

Tính chất: Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau. Ngược lại, một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.

• Cho ∆ABC cân tại A khi và chỉ khi ^=^.

Tam giác cân, đường trung trực của đoạn thẳng lớp 7 (hay, chi tiết)

b) Đường trung trực của một đoạn thẳng

Định nghĩa:Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó.

• Cho d là trung trực của AB khi và chỉ khi (H)=

Tam giác cân, đường trung trực của đoạn thẳng lớp 7 (hay, chi tiết)

Tính chất: Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai nút của đoạn thẳng đó.

• Cho M thuộc đường trung trực của AB khi và chỉ khi MA = MB.

Tam giác cân, đường trung trực của đoạn thẳng lớp 7 (hay, chi tiết)

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1.Cho tam giác ABC cân tại A và tam giác đều BCD (D và A nằm khác phía đối với BC). Tính số đo góc BDA.

Giải:

Tam giác cân, đường trung trực của đoạn thẳng lớp 7 (hay, chi tiết)

GT

∆ABC, AB = AC

∆BCD, BC = BD = CD

(D và A nằm khác phía đối với BC)

KL

^=?

Xét ∆ABD và ∆ACD có:

AB = AC (∆ABC cân)

BD = CD (∆BCD đều)

Cạnh AD chung

Do đó ∆ABD = ∆ACD (c.c.c)

Suy ra ^1=^2 (hai góc tương ứng)

Mặt khác, ∆BCD đều nên ^=60=^1+^2

Suy ra ^1=^2=30 .

Vậy ^=30

Ví dụ 2. Cho tam giác ABC cân tại A. Hai đường trung trực của các cạnh AB và BC cắt nhau tại M. Trên cạnh AB lấy một điểm D và trên cạnh AC lấy một điểm E sao cho AD = CE. Chứng minh rằng: MD = ME.

Hướng dẫn giải:

GT

∆ABC cân tại A

M là giao hai đường trung trực của AB và BC

AD = CE (D Î AB, E Î AC)

KL

MD = ME.

Tam giác cân, đường trung trực của đoạn thẳng lớp 7 (hay, chi tiết)

Vì ∆ABC cân tại A nên đường trung trực của cạnh BC đi qua đỉnh A chia góc tại đỉnh A ra làm hai góc bằng nhau A^1=A^2 (1)

Mặt khác M là giao của ba đường trung trục nên ta có: MA = MB = MC.

Vì MA = MC (cmt) nên ∆MAC cân tại M nên A^2=C^1 (2)

Từ (1) và (2) suy ra A^1=C^1

Xét ∆ADM và ∆CEM có:

AD = CE (giả thiết)

A^1=C^1 (cmt)

MA = MC (cmt)

Do đó ∆ADM = ∆CEM (c.g.c)

Suy ra MD = ME (hai cạnh tương ứng)

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho tam giác ABC với phân giác trong AD. Từ một đỉnh P thuộc đoạn DC, kẻ một đường thẳng song song với AD, cắt các đường thẳng AB, AC lần lượt tại M và N. Chứng minh rằng: Đường trung trực của đoạn MN đi qua điểm A.

Bài 2. Cho tam giác ABC có AB < AC. Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho CD = AB. Hai đường trung trực của BD và AC cắt nhau tại E. Chứng minh rằng:

a) ∆AEB = ∆CED

b) Tam giác AEC cân

c) AE là tia phân giác trong tại đỉnh A của tam giác ABC.

Bài 3. Cho góc nhọn xOy và một điểm M nằm trong góc ấy. Từ M kẻ các đường vuông góc MA, MB lần lượt xuống Ox và Oy. Gọi C là trung điểm của đoạn thẳng OM, P là trung điểm của đoạn thẳng AB. Chứng minh rằng: CP là đường trung trực của tam giác ABC.

Bài 4. Cho tam giác ABC vuông tại A có C^=30°. Trên cạnh BC lấy điểm M sao cho BM = BA. Chứng minh rằng:

a) Tam giác AMB cân.

b) AM=BC2.

Bài 5. Cho tam giác ABC không vuông. Các đường trung trực của AB và AC cắt nhau tại O, cắt đường thẳng BC theo thứ tự M và N. Chứng minh rằng:

a) ∆AOM = ∆BOM.

b) Tam giác BOC cân.

c) Tia AO là tia phân giác của góc MAN.

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top