Câu 1: Cho đa thức: P(y) = y^{2} − 10 + 3y^{2} − 9y + 4 − 7y.
Rút gọn biểu thức sau và sắp xếp theo lũy thừa tăng của biến y, ta được đa thức nào trong các đa thức sau đây?
- y^{2} − 10 − 9y;
- 6 − 2y + 4y^{2};
- − 6 − 16y + 4y^{2};
- − 6 + 16y + 4y^{2}.
Câu 2: Biểu thức nào sau đây không là đa thức một biến?
- a^{2};
- a^{2} − 5;
- 1;
- \frac{5}{5-a}
Câu 3: Bậc của đa thức y − 3 + 2y^{4} − 3y^{3} là:
- 1;
- 2;
- 3;
- 4.
Câu 4: Tính giá trị của đa thức M(t) = 2t^{3} + 4t^{2} − 16t + 3 khi t = \frac{1}{4}
- \frac{13}{23}
- \frac{-5}{16}
- \frac{25}{32}
- \frac{-23}{32}
Câu 5: Biểu thức nào sau đây là đơn thức một biến?
- 5x + x^{2};
- 2x − 1;
- −2;
- y − 2.
Câu 6: Nghiệm của đa thức B(x) = x^{2} + 5 là:
- −1;
- 1;
- {1; −1};
- Không có nghiệm.
Câu 7: Khẳng định nào sau đây là đúng?
- x = a là nghiệm của đa thức P(x) nếu P(a) = a;
- x = a là nghiệm của đa thức P(x) nếu P(a) = 0;
- x = a là nghiệm của đa thức P(x) nếu P(0) = a;
- x = a là nghiệm của đa thức P(x) nếu P(0) = 0.
Câu 8: Diện tích một hình vuông được tính bởi biểu thức S(x) = x^{2}. Tính giá trị của S biết x là nghiệm của đa thức P(x) = 2x – 8.
- 16;
- 25;
- 36;
- 9.
Câu 9: “Đơn thức một biến là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc … giữa các số và biến đó”. Chọn phương án đúng để điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
- một tổng;
- một tích;
- một hiệu;
- một thuơng.
Câu 10: Bậc của đa thức 10 − 2x + 3x^{2} là:
- 1;
- 2;
- 3;
- 4.
Câu 11: Vận tốc của một chiếc xe máy đi từ A đến B được tính theo biểu thức v(t) = \frac{120}{t} trong đó v là vận tốc tính bằng km/h và t là thời gian tính bằng giờ. Tính vận tốc xe máy biết thời gian xe máy đi từ A đến B là 4 giờ.
- 40 km/h;
- 30 km/h;
- 25 km/h;
- 20 km/h.
Câu 12: Biểu thức nào sau đây là đơn thức một biến?
- x + y;
- y^{2};
- x − 1;
- −y^{2} + 2y.
Câu 13: Có bao nhiêu biểu thức sau đây là đa thức một biến?
A = x^{2} − 2x + 3 ; B = 2y − x ; C = \frac{2x^{2}}{x-1};D=\frac{2y-3}{5}
- 1;
- 2;
- 3;
- 4.
Câu 14: Cho đa thức: U(x) = 4 − 2x^{2} + 7x − 5x^{3} + 3x^{2} + 8 − 3x.
Rút gọn biểu thức trên và sắp xếp theo lũy thừa giảm của biến x, ta được đa thức nào trong các đa thức sau đây?
- − 5x^{3} + x^{2} + 4x + 12;
- 12 + 4x + x^{2} − 5x^{3};
- − 5x^{3} − x^{2} + 2x + 4;
- − 2x^{3} − x^{2} + 3x + 12.
Câu 15: Nghiệm của đa thức A(x) = 4x − 5 là:
- 2
- \frac{3}{4}
- \frac{1}{4}
- \frac{5}{4}
Câu 16: Đa thức nào sau đây là đa thức một biến?
- x + y – 1;
- x^{2} – 2x + 7;
- x^{2} + y^{2} – xy;
- Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17: Cho các khẳng định sau:
(I) Số 0 là đa thức bậc 0.
(II) Các số thực khác 0 là đa thức bậc 1.
Chọn khẳng định đúng nhất:
- Chỉ có (I) đúng;
- Chỉ có (II) đúng;
- Cả (I) và (II) đều đúng;
- Cả (I) và (II) đều sai.
Câu 18: Khẳng định nào sau đây là sai?
- Bậc của đa thức một biến (khác đa thức không) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó khi ở dạng thu gọn;
- Hệ số cao nhất của đa thức một biến (khác đa thức không) là hệ số lớn nhất của biến trong đa thức đó khi ở dạng thu gọn;
- Hệ số tự do của đa thức một biến (khác đa thức không) là số hạng không chứa biến trong đa thức đó khi ở dạng thu gọn;
- Hệ số cao nhất của đa thức một biến (khác đa thức không) là hệ số của lũy thừa với số mũ cao nhất của biến trong đa thức đó khi ở dạng thu gọn.
Câu 19: Nghiệm của đa thức T(y) = y^{2} − 10y + 9 là:
- 9;
- 1;
- {1; 9};
- {9; 10}.
Câu 20: Diện tích của một mảnh đất hình chữ nhật được biểu thị bởi đa thức F(x) = x(x + 3) . Hãy tính diện tích của mảnh đất ấy khi x = 2 m.
- 20 m^{2};
- 10 m^{2};
- 24 m^{2};
- 14 m^{2}.
0 Comments:
Đăng nhận xét