tR

 Câu 1. Những cách thức trao đổi thông tin phổ biến trên mạng là:

A. Thư điện tử

B. Diễn đàn

C. Mạng xã hội

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án đúng là: D

Thư điện tử, tin nhắn, điện thoại, diễn đàn, mạng xã hội, … là những cách thức trao đổi thông tin phổ biến trên mạng hiện nay.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Giao tiếp qua mạng chỉ có lợi.

B. Giao tiếp qua mạng mang lại nhiều rủi ra, hạn chế.

C. Giao tiếp qua mạng mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, hạn chế.

D. Không nên giao tiếp qua mạng.

Đáp án đúng là: C

Giao tiếp qua mạng mang lại rất nhiều lợi ích như thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng, chi phí thấp, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, hạn chế.

Câu 3. Khi giao tiếp qua mạng em không nên:

A. Tìm hiểu quy định của nhà cung cấp trước khi đăng kí dịch vụ.

B. Dùng tiếng Việt không dấu, từ lóng, tiếng lóng, nói tắt, viết tắt.

C. Chia sẻ thông tin từ nguồn chính thống, tích cực.

D. Nhờ sự hỗ trợ của người lớn đáng tin cậy khi bị mất quyền kiểm soát tài khoản mạng.

Đáp án đúng là: B

Cần thể hiện là người có văn hóa, lịch sự khi giao tiếp qua mạng. Em không nên dùng tiếng Việt không dấu, từ lóng, tiếng lóng, nói tắt, viết tắt.

Câu 4. Khi giao tiếp qua mạng xã hội em nên:

A. Bảo mật thông tin tài khoản cá nhân.

B. A dua theo đám đông khi nhận xét.

C. Chia sẻ thông tin cá nhân, bài viết của người khác khi chưa được phép.

D. Nói tục, chửi bậy, kì thị, phỉ báng, xúc phạm người khác.

Đáp án đúng là: A

Khi giao tiếp qua mạng xã hội em nên bảo mật thông tin tài khoản cá nhân.

Câu 5. Khi bị bắt nạt trên mạng xã hội em sẽ làm gì?

A. Xúc phạm người bắt nạt mình.

B. Nhờ bố mẹ, thầy cô hỗ trợ giải quyết.

C. Âm thầm chịu đựng.

D. Nhờ bạn giúp đe doạ lại người bắt nạt mình.

Đáp án đúng là: B

Khi bị bắt nạt trên mạng xã hội em nên nhờ sự hỗ trợ của người lớn đáng tin cậy như bố mẹ, thầy cô hay các cơ quan chức năng để giải quyết.

Câu 6. Độ tuổi tham gia mạng xã hội facebook từ bao nhiêu tuổi?

A. Bất cứ độ tuổi nào

B. Từ 18 tuổi

C. Từ 13 tuổi

D. Từ 7 tuổi

Đáp án đúng là: C

Người tham gia mạng xã hội facebook phải từ 13 tuổi trở lên

Câu 7. Truy cập thông tin không hợp lệ là:

A. Truy cập vào nguồn thông tin trên mạng bằng tài khoản của người khác khi chưa được phép.

B. Truy cập vào kênh thông tin có nôi dung xấu, có hại, không phù hợp.

C. Sử dụng thiết bị của người khác, kết nối vào mạng khi chưa đc phép.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng là: D

Truy cập không hợp lệ là truy cập vào một ứng dụng thông qua tài khoản của người khác; sử dụng thiết bị của người khác, kết nối vào mạng của người khác khi chưa được phép; truy cập vào các nguồn thông tin không phù hợp.

Câu 8. Thông tin xấu có thể được phát tán qua những kênh thông tin nào?

A. Zalo

B. Mạng xã hội

C. Cả A và B

D. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Đáp án đúng là: C

Thông tin xấu có thể được phát tán qua những kênh thông tin mạng xã hội như: thư điện từ, zalo, facebook, …

Câu 9. Khi gặp thông tin xấu, không phù hợp em nên làm gì?

A. Không cần quan tâm.

B. Thực hiện xóa, chặn, không phát tán, chia sẻ.

C. Chia sẻ để mọi người cùng biết.

D. Cả ba đáp án đều sai.

Đáp án đúng là: B

Khi gặp thông tin xấu, không phù hợp thì thực hiện xóa, chặn, không phát tán, chia sẻ.

Câu 10. Biểu hiện của người nghiện Internet là:

A. Sử dụng máy tính, thiết bị thông minh mọi lúc mọi nơi

B. Bỏ học, thức khuya để lên mạng

C. Khó chịu khi không được vào mạng

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án đúng là: D

Biểu hiện của những người nghiện Internet như sau: Mất nhiều thời gian cho việc truy cập Internet; sử dụng máy tính, thiết bị thông minh mọi lúc mọi nơi; bỏ học, thức khuya để lên mạng; khó chịu khi không được vào mạng; …

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai về hậu quả của việc nghiện Internet?

A. Giúp cho đầu óc tỉnh táo hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn.

B. Thị lực, sức khỏe và kết quả học tập giảm sút.

C. Bị phụ thuộc vào thế giới ảo, thờ ơ, vô cảm với xung quanh, dễ bị tự kỉ, trầm cảm.

D. Ít vận động thể chất, ngại giao lưu, ngại trò chuyện.

Đáp án đúng là: A

Nghiện Internet ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thể chất, tinh thần, kết quả học tập và dễ dẫn đến những việc làm vi phạm đạo đức, pháp luật.

Câu 12. Đâu là biện pháp phòng tránh nghiện Internet?

A. Chỉ truy cập Internet để phục vụ việc học tập, giải trí lành mạnh.

B. Tự mình xác định rõ mục đích, thời điểm và thời lượng truy cập Internet hợp lý, tự giác và nghiêm túc thực hiện.

C. Tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất, vui chơi ngoài trời …

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng là: D

Biện pháp phòng tránh nghiện Internet:

- Chỉ truy cập Internet khi cần thiết;

- Tự giác thực hiện quy định về thời gian truy cập Internet một cách hợp lí của bản thân;

- Tích cực tham gia hoạt động thể dục thể thao, giao lưu lành mạnh.

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top