Lý thuyết quy trình trồng trọt - Công Nghệ 7
BÀI 3: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT
1. Chuẩn bị đất trồng
1.1 Mục đích
- Đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt
- Làm đất tơi xốp; đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng; loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm sâu, bệnh hại cho cây trồng.
- Dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây phát triển
1.2 Các bước thực hành
- Bước 1: Xác định diện tích đất trồng
- Bước 2: Vệ sinh đất trồng
+ Thu dọn tàn dư cây trồng: nhổ bỏ thân, gốc, rễ cây trồng cũ
+ Diệt cỏ dại
- Bước 3: Làm đất và cải tạo đất
+ Cày bừa; xáo trộn lớp đất mặt
+ Lên luống hoặc đắp mô
+ Bón phân: phân lót
+ Bón vôi (khử phèn, khử mặn)
2. Chuẩn bị giống cây trồng
2.1 Mục đích
Nhằm đảm bảo hạt giống hoặc cây con khoẻ mạnh, sạch sâu, bệnh, đủ số lương giống để gieo trồng trên diện tích đất đã chuẩn bị trước.
2.2 Các bước thực hành
Bước 1: Lựa chọn giống để gieo trồng:
- Hạt giống: kích thước hạt đồng đều,chắc, không bị sâu bệnh, không lẫn với giống khác.
- Cây con: cây khỏe, đồng đều, không sâu bệnh.
Bước 2: Xử lí giống trước khi gieo trồng:
- Hạt giống: Đảm bảo hạt đã hút no nước, nứt vỏ hoặc nhủ mầm.
- Cây con: không còn cành cỏ lá héo, gãy, thủng, biến dạng, lá bị đốm đen, đốm nâu hoặc đổi màu bất thường.
Bước 3: Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con:
- Đảm bảo đủ số lượng hạt giống/ cây con trên diện tích đất trồng.
3. Gieo trồng
3.1 Mục đích
Để cây được trồng ở điều kiện khí hậu, mật độ thích hợp, giúp cây phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao.
3.2 Các bước thực hành
Bước 1: Xác định thời vụ, phương tiện, cách thức gieo trồng:
- Thời vụ gieo trồng phù hợp với hạt giống/ cây con dự định trồng: Thường mỗi loại cây trồng sẽ thích hợp với trong một vài khoảng thời gian trong năm. Người ta phải dựa vào đó để tiến hành gieo trồng.
- Xác định phương tiện, cách thức gieo trồng.
Bước 2: Kiểm tra hạt giống hoặc cây giống và đất trồng:
- Hạt giống/cây con khỏe, không sâu, bệnh và hạt đã được ngâm ủ (nếu cần).
- Đất đủ ẩm, tơi xốp.
Bước 3: Tiến hành gieo trồng:
- Khoảng cách các hạt/ cây đều nhau.
- Độ sâu khi đặt hạt giống/cây con phù hợp với giống cây. Phải đảm bảo khoảng cách giữa các cây đủ thoáng
4. Chăm sóc cây
4.1 Mục đích
Nhằm nuôi dưỡng, bảo vệ, phòng trừ các yếu tố gây hại cho cây
4.2 Các công việc chăm sóc cây trồng
(1) Tỉa dặm cây: Đảm bảo khoảng cách giữa các hàng, giữa các cây và mật độ cây như ban đầu.
(2) Làm cỏ, vun xới:
- Đất sạch cỏ dại, không có sâu bệnh, có thể là vun luống ( nếu cần)
- Đất tơi xốp
(3) Bón phân thúc:
- Cung cấp đúng loại phân, đúng thời điểm, đủ chất dinh dưỡng và cân đối, phù hợp với giống cây trồng.
(4) Tưới nước, tiêu nước:
- Tưới nước đầy đủ và kịp thời
- Tiêu nước kịp thời và nhanh chóng.
(5) Phòng trừ, sâu bệnh:
- Cây không bị sâu, bệnh
- Lá nguyên vẹn
- Thân không bị sâu đục
- Cây không bị héo do thối rễ.
5. Thu hoạch
5.1 Mục đích
- Nhằm đảm bảo thu được số lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt tiêu chuẩn
- Tuỳ từng loại cây trồng mà có phương pháp thu hoạch khác nhau
- Nên thu hoạch vào những lúc mát mẻ, không nắng gắt, không mưa
5.2 Các bước thực hành
(1) Kiểm tra sản phẩm cây trồng: Sản phẩm đạt độ chín, kích thước, độ tuổi,... tùy loại cây trồng.
(2) Tiến hành thu hoạch: Đúng thời điểm, nhanh, hạn chế rơi vãi.
Những công việc nào trong Hình 3.1 thuộc giai đoạn chuẩn bị đất trồng? Quan sát Hình 3.2 và cho biết nếu đất trồng không được chuẩn bị tốt thì vụ mùa sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. Chuẩn bị đất như thế nào là đạt yêu cầu?
Câu hỏi tr 14
Mở đầu
Em về quê thăm bác và muốn giúp bác trồng cây. Công việc trồng cây phải thực hiện theo trình tự thế nào nhỉ? |
Lời giải chi tiết:
Các bước trồng cây: Xới đất, bón phân lót, trồng cây con, tưới nước, phun thuốc, thu hoạch.
Khám phá
1.Những công việc nào trong Hình 3.1 thuộc giai đoạn chuẩn bị đất trồng? |
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 3.1 ta thấy các công việc trong quy trình trồng trọt, cụ thể là: xới đất bằng máy, thu hoạch, trồng cây con, phun thuốc, bón phân lót, tưới nước.
Lời giải chi tiết:
+ Xới đất bằng máy
+ Bón phân lót
2.Quan sát Hình 3.2 và cho biết nếu đất trồng không được chuẩn bị tốt thì vụ mùa sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. |
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 3.2 ta thấy nguồn gây hại cho cây đến từ cây cỏ dại trong đất trồng và sinh vật khác.
Lời giải chi tiết:
Nếu đất trồng không được chuẩn bị tốt, vụ mùa sẽ bị ảnh hưởng:
+ Cây cỏ dại trong đất trồng.
+ Sinh vật gây hại cho cây trồng trong đất.
=> Vụ mùa thất thu.
3. Chuẩn bị đất như thế nào là đạt yêu cầu? |
Lời giải chi tiết:
Các yêu cầu chuẩn bị đất:
+ Làm đất trở nên tơi xốp, đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng
+ Loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm sâu, bệnh gây hại cho cây trồng.
+ Tạo luống, đắp mô phù hợp với từng loại cây trồng (dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây phát triển).
Câu hỏi tr 16
Khám phá
4.Quan sát Hình 3.3, hãy chỉ ra cây con không nên chọn để trồng. Vì sao? |
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 3.3 ta thấy hai cây con trong đó cây b đang có sâu bám trên lá.
Lời giải chi tiết:
Cây con b không nên chọn để trồng vì có mầm sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
5. Giả sử vẫn sử dụng cây đã nói ở câu 4 thì nên xử lí như thế nào trước khi trồng? |
+ Cắt tỉa cành, lá bị sâu bệnh
+ Sử dụng bả, vợt, bẫy để tiêu diệt các loại sâu bệnh.
+ Sử dụng thuốc hóa học hoặc chế phẩm sinh học trừ sâu.
6.Quan sát Hình 3.4, cho biết hạt lúa ở hình a hay b có thể gieo trồng ngay. Vì sao? |
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 3.4 ta thấy hình ảnh hạt lúa ở trạng thái bình thường và trạng thái đã mọc mầm
Lời giải chi tiết:
Hạt lúa ở hình b có thể gieo trồng ngay vì đã mọc mầm, còn hình a chưa lên mầm.
Câu hỏi tr 17
Khám phá
7.Hãy trình bày các hình thức gieo trồng cây được minh hoạ ở Hình 3.5 |
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 3.5 ta thấy hai hình thức gieo trồng là gieo vãi và gieo vào hốc.
Lời giải chi tiết:
+ Hình 3.5a: Gieo vãi
+ Hình 3.5b: Gieo vào hốc
Câu hỏi tr 18
Khám phá
8.So sánh sự phát triển của hai cây trong Hình 3.6. Vì sao cùng một giống cây, cùng loại đất trồng và điều kiện khí hậu, các cây trồng lại có thể phát triển khác nhau? |
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 3.6 ta thấy 2 cây cà chua đều đã kết trái nhưng khác nhau về hình dáng, vị trí kết quả, …
Lời giải chi tiết:
+ Cây ở hình 3.6a sinh trưởng và phát triển tốt hơn cây ở Hình 3.6b.
+ Cùng một giống cây, cùng loại đất trồng và điều kiện khí hậu, các cây trồng phát triển khác nhau như vậy là do cách chăm sóc cây khác nhau.
9. Vì sao cần tỉa, dặm cây sau một thời gian gieo trồng? |
Lời giải chi tiết:
Cần tỉa, dặm cây sau một thời gian gieo trồng để bảo vệ, phòng trừ các yếu tố gây hại cho cây cụ thể:
+ Bỏ cây yếu, bị sâu, bệnh, chỗ cây mọc dày.Trồng dặm cây khỏe vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết.
+ Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây.
10. Khi chăm sóc cây trồng cần áp dụng những biện pháp nào để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường? |
Lời giải chi tiết:
Khi chăm sóc cây trồng, cần áp dụng những biện pháp để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường là:
+ Hạn chế sử dụng các chất hóa học.
+ Đối với tưới tiêu nước, cần tạo rãnh thoát, tránh để nước ứ đọng gây thối rễ.
+ Khi bón phân, vun xới, tỉa, dặm diệt cỏ dại và phòng trừ sâu cần đeo bao tay và xử lý rác thải đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Câu hỏi tr 20
Khám phá
11.Quan sát Hình 3.7 em hãy nêu phương pháp thu hoạch tương ứng với mỗi hình. |
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 3.7 ta thấy các phương pháp thu hoạch khác nhau là: hái, cắt, nhổ
Lời giải chi tiết:
+ Hình 3.7a: hái
+ Hình 3.7b: cắt
+ Hình 3.7c: nhổ
12. Vì sao mỗi loại cây trồng lại có phương pháp thu hoạch khác nhau? |
Lời giải chi tiết:
Vì đặc tính, đặc điểm của các loại cây trồng đó khác nhau
Câu hỏi tr 21
Luyện tập
Hãy ghép các công việc a, b, c, d ở Hình 3.8 cho phù hợp với các chú thích 1, 2, 3, 4 ở cột bên. |
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 3.8 ta thấy các công việc trong quy trình làm đất, bao gồm: hình a – lên luống, hình b – cày, hình c – bón phân, hình c – cắt cỏ
Lời giải chi tiết:
1. Cày đất - b
2. Vệ sinh đồng ruộng - d
3. Lên luống - a
4. Bón phân - c
Vận dụng
Em hãy tìm hiểu kĩ thuật gieo trồng và thực hiện trồng một loại cây có ở địa phương em (thời gian sinh trưởng ngắn). Quan sát các giai đoạn phát triển của cây từ khi gieo trồng đến khi cây ra hoa |
Lời giải chi tiết:
Kĩ thuật gieo trồng và thực hiện trồng cây lạc:
+ Đầu tiên là ngâm hạt giống vào nước để kích thích hạt nảy mầm.
+ Sau thời gian đủ để kích hạt nảy mầm. đưa hạt mầm gieo vào đất.
+ Theo thời gian, hạt mầm nảy phát triển thành 2 lá, rồi nhiều lá. Sau đó phát triển thành hoa và kết củ.
0 Comments:
Đăng nhận xét