Lý thuyết nghề trồng trọt ở Việt Nam - Công Nghệ 7
Bài 1: NGHỀ TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM
1. Vai trò, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam
1.1 Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam
Trồng trọt có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống của con người:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
- Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
- Tạo môi trường sống trong lành cho con người.
1.2 Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam
Với xu hướng tiêu dùng nông sản của thế giới đang dịch chuyển về khu vực các nước đang phát triển ở châu Á, ngành trồng trọt của Việt Nam càng có lợi thế để phát triển hơn nữa.
2. Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt
2.1 Đặc điểm cơ bản của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt
Đặc điểm cơ bản của một số nghề phổ biến trong trồng trọt:
- Nhà trồng trọt: là người làm việc liên quan đến cây trồng như nghiên cứu giống cây trồng, kĩ thuật canh tác; chăm sóc cây trồng; bảo tồn và khai thác các sản phẩm từ cây trồng.
- Nhà nuôi cấy mô: là người làm việc liên quan đến nhân giống cây trồng như nghiên cứu về mô tế bào và điều kiện nuôi cấy tế bào phù hợp với từng giống cây trồng
- Nhà bệnh học thực vật: là người làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng như nghiên cứu về cách phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
- Kĩ thuật viên lâm nghiệp: là người làm việc liên quan đến rừng như giám sát, hỗ trợ nghiên cứu lâm nghiệp; quản lí khai thác, bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường rừng.
2.2 Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt
Người lao động cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có kiến thức đầy đủ về khí hậu, tính chất đất trồng, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây trồng, các phương pháp nhân giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.
- Có kĩ năng trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch sản phẩm, sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực trồng trọt.
- Có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, cần cù và đủ sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu theo từng công việc trồng trọt
Bài 1: NGHỀ TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM
1. Vai trò, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam
1.1 Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam
Trồng trọt có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống của con người:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
- Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
- Tạo môi trường sống trong lành cho con người.
1.2 Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam
Với xu hướng tiêu dùng nông sản của thế giới đang dịch chuyển về khu vực các nước đang phát triển ở châu Á, ngành trồng trọt của Việt Nam càng có lợi thế để phát triển hơn nữa.
2. Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt
2.1 Đặc điểm cơ bản của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt
Đặc điểm cơ bản của một số nghề phổ biến trong trồng trọt:
- Nhà trồng trọt: là người làm việc liên quan đến cây trồng như nghiên cứu giống cây trồng, kĩ thuật canh tác; chăm sóc cây trồng; bảo tồn và khai thác các sản phẩm từ cây trồng.
- Nhà nuôi cấy mô: là người làm việc liên quan đến nhân giống cây trồng như nghiên cứu về mô tế bào và điều kiện nuôi cấy tế bào phù hợp với từng giống cây trồng
- Nhà bệnh học thực vật: là người làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng như nghiên cứu về cách phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
- Kĩ thuật viên lâm nghiệp: là người làm việc liên quan đến rừng như giám sát, hỗ trợ nghiên cứu lâm nghiệp; quản lí khai thác, bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường rừng.
2.2 Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt
Người lao động cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có kiến thức đầy đủ về khí hậu, tính chất đất trồng, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây trồng, các phương pháp nhân giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.
- Có kĩ năng trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch sản phẩm, sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực trồng trọt.
- Có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, cần cù và đủ sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu theo từng công việc trồng trọt
Quan sát Hình 1.1 và trình bày những lợi ích của trồng trọt đối với sản xuất và đời sống con người. Kể tên các sản phẩm khác của trồng trọt. Trồng trọt ở nước ta hiện nay đang thể hiện tốt vai trò nào?
Câu hỏi tr 6
Mở đầu
Các loại lương thực, rau củ quả có từ đâu? Để sản xuất ra chúng, em cần có những kiến thức, kỹ năng gì? |
Lời giải chi tiết:
Nguồn gốc của lương thực, rau củ quả có nguồn gốc từ thực vật: lúa gạo, ngô, khoai lang, mía, hoa quả, mật ong, đậu, đỗ, dầu thực vật, lạc, vừng, rau xanh
Để sản xuất ra chúng cần có:
+ Kiến thức đầy đủ về trồng trọt, bao gồm hiểu biết về khí hậu, tính chất đất trồng, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây trồng, các phương pháp nhân giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng
+ Kỹ năng trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch sản phẩm, sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực trồng trọt.
Khám phá
1. Quan sát Hình 1.1 và trình bày những lợi ích của trồng trọt đối với sản xuất và đời sống con người |
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 1.1 ta thấy hình ảnh lương thực thực phẩm, thức ăn cho gia súc gia cầm, nguyên liệu sản xuất công nghiệp, xuất khẩu
Lời giải chi tiết:
Lợi ích trồng trọt đối với sản xuất và đời sống con người:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. (rau, củ, quả)
+ Cung cấp thức ăn cho chăn, nuôi (ngô, rau, cám gạo,…)
+ Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp (đay, bông, tơ lụa,...)
+ Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu ra nước ngoài, giúp gia tăng kinh tế.
2. Kể tên các sản phẩm khác của trồng trọt |
Lời giải chi tiết:
Các sản phẩm khác của trồng trọt: cây ăn quả lúa gạo, sắn, rau, trái cây, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè; rau cải, rau muống, lạc,...
3. Trồng trọt ở nước ta hiện nay đang thể hiện tốt vai trò nào? |
Lời giải chi tiết:
Trồng trọt ở nước ta hiện nay đang thể hiện tốt các vai trò:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
+ Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
+ Tạo môi trường sống trong lành cho con người
Câu hỏi tr 7
Khám phá
4. Những biện pháp được minh hoạ ở Hình 1.2 giúp lĩnh vực trồng trọt phát triển như thế nào? |
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 1.2 ta thấy một số biện pháp trồng trọt hiện đại, bao gồm Trồng theo tiêu chuẩn VietGap, Hiện đại hoá trong trồng trọt, Cơ giới hoá trong trồng trọt, Trồng trọt theo vùng chuyên canh
Lời giải chi tiết:
Những biện pháp được mình họa ở Hình 1.2 giúp lĩnh vực trồng trọt phát triển:
+ Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAp: nâng cao chất lượng sản phẩm (sạch, ngon, nhiều chất dinh dưỡng...)
+ Hiện đại hóa trồng trọt: áp dụng máy móc vào trong trồng trọt giúp nâng cao năng suất sản phẩm.
+ Cơ giới hóa trồng trọt: thúc đẩy phát triển hiệu quả và bền vững nông nghiệp.
+ Trồng trọt theo vùng chuyên canh: tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản
5. Vì sao lĩnh vực trồng trọt lại hướng đến hình thành các vùng chuyên canh cây trồng? |
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực trồng trọt lại hướng đến hình thành các vùng chuyên canh cây trồng vì:
+ Do thời tiết, khí hậu từng vùng phù hợp với các loại cây trồng khác nhau.
+ Tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ở quy mô lớn.
+ Giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khám phá
6. Vì sao trồng trọt ở nước ta cần cơ cấu lại cây trồng theo quy mô lớn? |
Lời giải chi tiết:
Trồng trọt ở nước ta cần cơ cấu lại cây trồng theo quy mô lớn vì:
+ Giúp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trước mắt và lâu dài.
+ Tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
+ Ổn định chính trị xã hội.
+ Bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Khám phá
7.Hãy kể tên các nghề trồng trọt được minh hoạ trong Hình 1.3 |
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 1.3 ta thấy các phương pháp trồng trọt và khai thác cây trồng khác nhau
Lời giải chi tiết:
Tên các nghề trồng trọt được minh họa trong Hình 1.3:
+ Hình 1.3a: Nhà trồng trọt
+ Hình 1.3b: Kĩ thuật viên lâm nghiệp
+ Hình 1.3c: Nhà nuôi cấy mô thực vật
8. Lĩnh vực trồng trọt tạo những việc làm nào cho người lao động? |
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực trồng trọt tạo những việc làm cho người lao động:
+ Nhà trồng trọt: nghiên cứu cây trồng (kĩ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng, bảo tồn và khai thác sản phẩm từ cây trồng).
+ Nhà nuôi cấy mô: Nhân giống cây trồng (nghiên cứu mô tế bào, điều kiện nuôi cấy mô tế bào phù hợp với từng giống cây trồng).
+ Nhà bệnh học thực vật: bảo vệ cây trồng ( nghiên cứu về cách phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng).
+ Kĩ thuật viên lâm nghiệp: Làm việc liên quan đến cây rừng ( giám sát, hỗ trợ nghiên cứu lâm nghiệp, quản lí khai thác, bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường rừng).
Câu hỏi tr 8
Khám phá
9.Để làm được các công việc trong Hình 1.4, người lao động cần có những kiến thức và kĩ năng như thế nào? |
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 1.3 ta thấy một số hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt như: Nhận biết sâu, bệnh hại; Sử dụng máy móc trong trồng trọt; Chăm sóc cắt, tỉa cây trồng
Lời giải chi tiết:
Để làm được công việc như trong hình 1.4, người lao động cần có những kiến thức, kĩ năng:
+ Nhận biết sâu, bệnh hại: có kiến thức về đặc điểm, sinh trưởng phát triển cây trồng, kĩ năng chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.
+ Sử dụng máy móc trong trồng trọt: Có kiến thức về khí hậu, tính chất đất trồng, kĩ năng sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực trồng trọt.
+ Chăm sóc cắt, tỉa cây trồng: Có kiến thức về đặc điểm, sinh trưởng phát triển cây trồng, kĩ năng chăm sóc cây trồng, có tinh thần trách nhiệm.
10. Bản thân em phù hợp với nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt? Tại sao? |
Lời giải chi tiết:
Bản thân em thấy mình phù hợp với nghề " Nhà nuôi cấy mô" vì bản thân em là một người thích mày mò, nghiên cứu. Em muốn mình có thể tạo ra được nhiều giống cây trồng mới phát triển đạt năng suất cao có ích cho đời sống, cho bà con nông dân và góp phần cho nền kinh tế Việt Nam phát triển.
Câu hỏi tr 9
Luyện tập
1.Hãy kể ba sản phẩm trồng trọt mà gia đình em sử dụng. Mỗi sản phẩm thể hiện vai trò nào của trồng trọt? |
Lời giải chi tiết:
Ba sản phẩm trồng trọt, gia đình em sử dụng:
+ Lúa: cung cấp lương thực.
+ Bưởi: cung cấp thực phẩm.
+ Hoa hồng: làm cảnh
2.Quan sát hình 1.5, cho biết mỗi hoạt động minh hoạ nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt. |
Lời giải chi tiết:
+ Hình 1.5a: Nghề đốn củi, làm gỗ
+ Hình 1.5b: Nông dân, trồng lúa
+ Hình 1.5c: Nhà làm vườn, trồng cây cảnh
Vận dụng
Địa phương em phát triển những nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt? Những nghề đó tác động như thế nào đến kinh tế của địa phương em? |
Lời giải chi tiết:
Địa phương em phát triển nghề trồng lúa, làm vườn cây ăn quả, làm vườn cây cảnh. Những nghề đó giúp phát triển sản xuất, mua bán mặt hàng gạo, hoa quả, cây cảnh tăng thu nhập cho mọi người.
0 Comments:
Đăng nhận xét