tR

 


Khởi động

Khởi động trang 5 SGK Tin học 7

Em hãy cho biết chức năng của các thiết bị ở Hình 1.

Phương pháp giải:

- Quan sát các thiết bị trong Hình 1.

- Nhằm hỗ trợ hoạt động thông tin của con người, máy tính được chế tạo gồm các thiết bị có chức năng tiếp nhận thông tin vào; xử lí, lưu trữ thông tin; đưa thông tin ra.

Lời giải chi tiết:

1. Chuột là thiết bị tiếp nhận thông tin vàothông qua các nút nhấn, nút cuộn.

2. Bộ xử lí trung tâm là thiết bị xử lí, lưu trữ thông tin.

3. Ổ đĩa cứngdùng để lưu trữ thông tin trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính.

4. Bàn phím là thiết bị tiếp nhận thông tin vào qua các phím gõ.

5. Màn hình là thiết bị đưa thông tin raqua việc hiển thị trên thiết bị. 

6. Loa là thiết bị đưa thông tin ra ở dạng âm thanh.

Làm

Làm 1 trang 6 SGK Tin học 7

Ghép thiết bị ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải.

Phương pháp giải:

Quan sát các thiết bị ở cột bên trái, nối đúng với chức năng của nó ở cột bên phải.

Lời giải chi tiết:

1 - e

2 – c

3 – a

4 – b

5 - d

Làm 2 trang 6 SGK Địa lí 7

Ghép thiết bị ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải.

Phương pháp giải:

Quan sát các thiết bị ở cột bên trái, nối đúng với chức năng của nó ở cột bên phải.

Lời giải chi tiết:

1 – c

2 – d

3 – a

4 - b

Làm trang 9 SGK Tin học 7

Hãy kể tên các cổng kết nối mà em biết và theo em cổng kết nối nào là thông dụng nhất hiện nay?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Các cổng kết nối: USB, HDMI, VGA.

- Theo em cổng kết nối thông dụng nhất hiện nay là cổng USB, HDMI.

Làm trang 10 SGK Tin học 7

Khi thực hiện lắp ráp thiết bị, nếu thực hiện một trong những thao tác không đúng dưới đây thì sẽ dẫn đến điều gì (sử dụng các gợi ý trong khung)?

A. Cắm đầu nối vào cổng kết nối có hình dạng, cấu tạo, kích thước không phù hợp.

B. Ấn đầu nối vào cổng kết nối khi chưa điều chỉnh cho vừa khớp.

C. Lắc mạnh khi đưa đầu nối vào cổng kết nối.

D. Không giữ thiết bị có cổng kết nối khi thực hiện ấn đầu nối vào cổng kết nối.

E. Không giữ đầu nối thẳng với cổng kết nối khi nối.

G. Đầu nối không được cắm chặt vào cổng kết nối.

H. Chạm tay vào phần kim loại của máy tính khi chưa ngắt nguồn điện.

---

1. Không cắm được đầu nối vào cổng kết nối.

2. Cong, gãy, hỏng chân cắm của cổng kết nối, đầu nối.

3. Hỏng thiết bị.

4. Có thể bị giật điện.

5. Thiết bị không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định.

6. Có thể làm trượt, rơi gẫy đổ, vỡ thiết bị.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin về các thao tác không đúng và nối với các ý thích hợp trong khung.

Lời giải chi tiết:

A – 1

B – 2

C – 3

D – 6

E – 1

G – 5

H - 4

Làm trang 11 SGK Địa lí 7

Theo em, nên hay không nên làm những việc nào dưới dây?

A. Giữ tay khô, sạch khi thao tác với máy tính.

B. Gõ phím nhẹ, dứt khoát.

C. Di chuyển chuột ở bề mặt gồ ghề hoặc mặt phẳng trơn bóng (ví dụ như mặt kính).

D. Đóng các chương trình ứng dụng rồi tắt máy tính bằng chức năng Shut down.

E. Tắt máy tính bằng cách ngắt nguồn điện cấp cho máy tính hoặc nhấn giữ nút nguồn điện trên thân máy.

G. Vừa ăn, uống vừa sử dụng máy tính.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học, nắm được một số lỗi về thiết bị, hệ thống máy tính do sử dụng không đúng cách gây ra và sự hiểu biết thực tế của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Theo em nên làm những việc sau:

A. Giữ tay khô, sạch khi thao tác với máy tính.

B. Gõ phím nhẹ, dứt khoát.

D. Đóng các chương trình ứng dụng rồi tắt máy tính bằng chức năng Shut down.

- Theo em không nên làm những việc sau:

C. Di chuyển chuột ở bề mặt gồ ghề hoặc mặt phẳng trơn bóng (ví dụ như mặt kính).

E. Tắt máy tính bằng cách ngắt nguồn điện cấp cho máy tính hoặc nhấn giữ nút nguồn điện trên thân máy.

=> Không nên vì sẽ làm mất dữ liệu và có thể gây lỗi hệ thống máy tính.

G. Vừa ăn, uống vừa sử dụng máy tính.

=> Không nên vì các vụn thức ăn hoặc đồ uống có thể không cẩn thận rơi vào máy tính làm hỏng các thiết bị trong máy tính.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 11 SGK Địa lí 7

Hãy kể tên các thiết bị vào - ra của máy tính để bàn, điện thoại thông minh. Theo em vì sao lại có nhiều loại thiết bị vào - ra?

Phương pháp giải: 

- Thiết bị vào là thiết bị để tiếp nhận thông tin vào.

- Thiết bị ra là thiết bị để đưa thông tin ra.

Lời giải chi tiết:

- Thiết bị vào: bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng, micro, máy quét...

- Thiết bị ra: màn hình, loa, máy chiếu, máy in, tai nghe...

- Có nhiều thiết bị vào - ra để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

Luyện tập 2 trang 11 SGK Tin học 7

Theo em, vì sao các thiết bị vào – ra được thiết kế đa dạng? Nêu ví dụ minh họa?

Phương pháp giải: 

Dựa vào những nhu cầu sử dụng các thiết bị vào - ra khác nhau trong thực tế để trả lời và lấy ví dụ.

Lời giải chi tiết:

- Các thiết bị vào - ra được thiết kế đa dạng để phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng.

- Ví dụ minh họa: máy tính xách tay có màn hình gắn với thân máy, có thể mở ra gập lại. Bàn phím và vùng cảm ứng chuột được gắn ở mặt trên thân máy. Còn ở máy tính bảng, điện thoại thông minh, màn hình cảm ứng liền với thân máy, bàn phím ảo sẽ xuất hiện trên màn hình khi cần sử dụng.

Luyện tập 3 trang 11 SGK Tin học 7

Hãy nêu một số thao tác lắp ráp, sử dụng thiết bị không đúng sẽ gây lỗi cho thiết bị, phần mềm, dữ liệu, nguy hiểm cho con người.

Phương pháp giải: 

- Liên hệ với thực tế nếu thực hiện các thao tác lắp ráp, sử dụng thiết bị không đúng sẽ dẫn đến điều gì.

- Ví dụ:

Nhấn giữ nút nguồn điện trên thân máy để tắt máy tính.

Lắc mạnh khi đưa đầu nối vào cổng kết nối.

Lời giải chi tiết:

Một số thao tác lắp ráp, sử dụng thiết bị không đúng sẽ gây lỗi cho thiết bị, phần mềm, dữ liệu, nguy hiểm cho con người:

- Nhấn giữ nút nguồn điện trên thân máy để tắt máy tính sẽ làm mất dữ liệu và có thể gây lỗi hệ thống máy tính.

- Lắc mạnh khi đưa đầu nối vào cổng kết nối có thể dẫn đến hỏng thiết bị.

Vận dụng

Vận dụng trang 11 SGK Địa lí 7

Tìm hiểu và cho biết những bộ phận nào của máy tính trong Phòng thực hành Tin học hay bị hỏng. Theo em nguyên nhân các thiết bị đó hay bị hỏng là gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học, quan sát thực tế trong phòng học và vốn hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Những bộ phận của máy tính trong Phòng thực hành Tin học hay bị hỏng và nguyên nhân:

- Ổ cứng:

+ Do ổ cứng phải thường xuyên hoạt động trên những tác vụ nặng trong một thời gian dài gây giảm hiệu suất.

+ Ổ cứng bị phân mảnh: Sau một thời gian sử dụng, các dữ liệu sẽ được ghi đầy trong đĩa mà không được sắp xếp và phân bố rõ ràng, dẫn đến tình trạng quá tải dữ liệu tải một phân vùng nào đó.

- Bàn phím:

Sau quá trình dài sử dụng, bàn phím máy tính có thể gặp tình trạng cũ hỏng, tuột phím hoặc gặp lỗi khi sử dụng.

- Màn hình:

+ Bản Windows bị lỗi.

+ Xung đột phần mềm.

+ Máy tính bị nhiễm virus.

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top