tR


Câu 1: Vật thể nhân tạo là Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/trac-nghiem-hoa-8-bai-1-co-dap-an-a131778.html

  • xe đạp.
  • con trâu.
  • con sông.
  • con người.

Lời giải chi tiết :
Vật thể nhân tạo là xe đạp. Vì xe đạp là do con người chế tạo ra, còn con trâu, con sông hay con người không thể chế tạo ra được.

Câu 2: Vật thể tự nhiên là

  • mặt trời
  • hộp bút
  • máy điện thoại.
  • nồi cơm điện.

Vật thể tự nhiên là mặt trời. Vì mặt trời con người không thể tạo ra được.

Câu 3: Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể tự nhiên?

  • Bút chì, thước kẻ, tập, sách
  • Nước biển, ao, hồ, suối
  • Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét
  • Xenlulozơ, kẽm, vàng

Dãy gồm toàn vật thể tự nhiên là: D. Nước biển, ao, hồ, suối.
Loại A vì: Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét là các vật thể nhân tạo
Loại B vì: xenlulozơ, kẽm, vàng là các chất.
Loại C vì : Bút chì, thước kẻ, tập, sách là các vật thể nhân tạo

Câu 4: Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo?

  • Xenlulozơ, kẽm, vàng
  • Cây cối, bút, tập, sách
  • Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét
  • Nước biển, ao, hồ, suối

Dãy chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo là: Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét.
Loại B vì: xenlulozơ, kẽm, vàng là các chất.
Loại C vì : cây cối là vật thể tự nhiên.
Loại D vì : Nước biển, ao, hồ, suối là các vật thể tự nhiên.

Câu 5: Chất tinh khiết là chất

  • không lẫn tạp chất.
  • có tính chất không đổi
  • có lẫn thêm vài chất khác.
  • gồm những phân tử đồng dạng

Chất tinh khiết là chất không lẫn tạp chất.

Câu 6: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết?

  • nước suối
  • nước cất.
  • nước khoáng.
  • nước đá từ nhà máy.

Chất tinh khiết là: nước cất

Câu 7: Cho những hiện tượng sau:
1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa.
2) Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần.
3) “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do photphin (PH ) cháy trong không khí.
4) Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch axit bị đổi thành màu đỏ.
5) Khi đốt cháy than tổ ong (cũng như pháo) tỏa ra nhiều khí độc (CO , SO ,…) gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
Những hiện tượng vật lí là:

  • 4, 5
  • 2, 4
  • 1, 2
  • chỉ có 2

Những hiện tượng vật lí là
1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa.
2) Mặt trời mọc, sướng bắt đầu tan dần

Câu 8: Nước sông hồ thuộc loại:

  • Đơn chất
  • Hợp chất
  • Hỗn hợp
  • Chất tinh khiết

Nước sông hồ thuộc loại: hỗn hợp

Câu 9: Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?

  • Bàn ghế, đường kính, vải may áo
  • Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất
  • Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng
  • Nhôm, sắt, than củi, chảo gang

Dãy các chất là: Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất
Loại A vì bàn ghế là vật thể
Loại C vì bút chì, thước kẻ là vật thể
Loại D vì chảo gang là vật thể

Câu 10: Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là $232^o$ C. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng $180^oC$. Cho biết thiếc hàn là chất tinh khiết hay có trộn lẫn chất khác? Giải thích.

  • Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn hơn thiếc nguyên chất.
  • Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn.
  • Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
  • Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác thiếc (thấp hơn thiếc nguyên chất). Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, tiên cho việc hàn kim loại bằng thiếc.

Phương pháp giải :
Tính chất của hỗn hợp: Hỗn hợp có tính chất không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào khối lượng và số lượng chất thành phần.

Lời giải chi tiết :
Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là $232^o$ C. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng $180^oC$. Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác thiếc (thấp hơn thiếc nguyên chất). Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, tiên cho việc hàn kim loại bằng thiế

Câu 11: Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?

  • Chưng cất phân đoạn
  • Lọc
  • Dùng phễu chiết
  • Đốt

Phương pháp giải :
Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.

Lời giải chi tiết :
Dựa vào tính chất rượu sôi và hóa hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước => để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, ta dùng phương pháp: chưng cất phân đoạn.
Loại A và B vì hỗn hợp gồm rượu và nước là hỗn hợp đồng nhất.
Loại D vì đốt rượu sẽ chuyển thành chất khác

Câu 12: Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:

  • Tính tan trong nước
  • Khối lượng riêng.
  • Dẫn nhiệt, dẫn điện
  • Màu sắc

Lời giải chi tiết :
- Tính chất có thể quan sát trực tiếp: màu sắc, trạng thái.
- Tính chất cần dùng dụng cụ đo: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy.
- Tính chất cần phải làm thí nghiệm: tính tan trong nước, tính dẫn điện, tính cháy được.

Câu 13: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng phương pháp lọc là:

  • Đường và muối.
  • Cát và muối
  • Bột than và bột sắt
  • Giấm và rượu.

Phương pháp giải :
Tách được 2 chất trong hỗn hợp có: 1 chất tan trong nước, còn 1 chất thì không tan

Lời giải chi tiết :
Cát và muối hòa tan vào trong nước dư →→ lọc phần chất rắn không tan thu được cát
Dung dịch nước muối thu được ta đem chưng cất để làm bay hơi hết nước đi →→ thu được muối khan
Do vậy tách riêng được cát và muố

Câu 14: Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?

  • Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất
  • Biết cách sử dụng chất
  • Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
  • Cả ba ý trên

Lời giải chi tiết :
Hiểu các tính chất của chất chúng ta có thể
+ Phân biệt chất này với chất khác
+ Biết sử dụng chất an toàn
+ Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất

Câu 15: Hỗn hợp là sự trộn lẫn của mấy chất với nhau?

  • 2 chất trở lên
  • 3 chất
  • 4 chất
  • 5 chất

Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1 chất thành phần

Câu 16: Hãy ghép câu ở cột A với cột B sao cho đúng tính chất của chất vào cột A+B?

  • 1+ A ; 2 + D ; 3 + C ; 4 + B
  • 1+ A ; 2 + D ; 3 + B ; 4 + C
  • 1+ B ; 2 + D ; 3 + C ; 4 + A
  • 1+ B ; 2 + C ; 3 +B ; 4 + D

Phương pháp giải :
Dựa vào kiến thức về đơn chất, hợp chất, chất rắn, hỗn hợp.
+ Đơn chất: tạo nên chỉ từ 1 nguyên tố hóa học.
+ Hợp chất: được tạo nên tử 2 nguyên tố hóa hoc trở nên.
+ Hỗn hợp: gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau
+ Chất rắn: tồn tại trạng thái rắn ở đk thường.

Lời giải chi tiết :
Nước tự nhiên (ao, hồ) là hỗn hợp => 1 nối với A
Than (C) là đơn chất => 2 nối với D
Đường kính là chất rắn => 3 nối với C
Giấm ăn là hợp chất => 4 nối với B

Câu 17: Chọn một phương pháp thích hợp để tách muối ăn từ nước biển.

  • Phương pháp chưng cất
  • Phương pháp lọc.
  • Phương pháp bay hơi.
  • Tất cả đều đúng.

Phương pháp giải :
Dựa vào tính tan và khả năng bay hơi của muối

Lời giải chi tiết :
Nước biển rất giàu hàm lượng muối ăn (NaCl), làm bay hơi hết nước ta sẽ thu được muối ăn ở dạng rắn khan

Câu 18: Cho dãy các dữ kiện sau:
(1) Natri clorua rắn ( muối ăn)
(2) Dung dịch natri clorua ( hay còn gọi là nước muối)
(3) Sữa tươi
(4) Nhôm
(5) Nước cất
(6) Nước chanh
Dãy chất tinh khiết là:

  • (1), (3), (6)
  • (1), (4), (5)
  • (2), (3), (6)
  • (3), (6)

Dãy chất tinh khiết là: (1), (4),(5)

Câu 19: Nước tự nhiên là:

  • 1 đơn chất
  • 1 chất tinh khiết
  • 1 hợp chất
  • 1 hỗn hợp

Nước tự nhiên là: 1 hỗn hợp gồm nước có hòa tan lẫn muối và các chất khoáng

Câu 20: Con hãy chọn đáp án đúng nhất
Chọn phát biểu sai khi nói về chất:

  • Mọi vật thể đều được tạo thành từ chất.
  • Ở đâu có vật thể, ở đó có chất.
  • Một chất có thể có trong nhiều vật thể.
  • Mỗi vật thể chỉ có một chất duy nhất.

Vật thể do một hoặc nhiều chất tạo nên.
=> Mỗi vật thể chỉ có một chất duy nhất - Sai

Câu 21: Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Bạn Lan nói, “Con mèo là vật sống, cây hoa cúc là vật không sống”. Theo em, bạn Lan nói Đúng hay Sai?

  • Đúng
  • Sai

Vật sống (hay vật hữu sinh) là vật có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản. Vậy con mèo và cây hoa cúc đều là vật sống.
=> Đáp án: Sai.

Câu 22: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

  • vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên
  • vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.
  • vật thể nhân tạo do con người tạo ra
  • vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo

Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là: Vật thể nhân tạo do con người tạo ra

Câu 23: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là:

  • vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống.
  • vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên.
  • vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống.
  • vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản.

Vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên.

Câu 24: Vật thể tự nhiên là:

  • Biển, mương, kênh, bể nước.
  • Ao, hồ, sông, suối.
  • Đập nước, máng, đại dương, rạch
  • Hồ, thác, giếng, bể bơi

Vật thể tự nhiên là những vật có sẵn trong tự nhiên.

Câu 25: Vật thể nhân tạo là:

  • Cái cầu
  • Cây lúa
  • Mặt trời
  • Con sóc

Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra.

Câu 26: Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

  • Đường mía, muối ăn, con dao
  • Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.
  • Nhôm, muối ăn, đường mía.
  • Con dao, đôi đũa, muối ăn

Chất là một dạng của vật thể, chất tạo nên vật thể.

Câu 27: Cho một thìa nhỏ dầu ăn vào cốc chứa 20ml nước, sau đó khuấy đều hỗn hợp.
Nhận xét các thành phần của hỗn hợp tạo thành.

  • Hỗn hợp dầu ăn và nước như thí nghiệm trên là huyền phù. Trong đó, nước lơ lửng trong dầu ăn.
  • Hỗn hợp dầu ăn và nước như thí nghiệm trên là nhũ tương. Trong đó, dầu ăn lơ lửng trong nước
  • Hỗn hợp dầu ăn và nước như thí nghiệm trên là huyền phù. Trong đó, dầu ăn lơ lửng trong nước.
  • Hỗn hợp dầu ăn và nước như thí nghiệm trên là nhũ tương. Trong đó, nước lơ lửng trong dầu ăn.

Hỗn hợp dầu ăn và nước như thí nghiệm trên là nhũ tương. Trong đó, dầu ăn lơ lửng trong nước.

Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top